daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên hành trình cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc nửa sau thập kỉ 80 của
thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một hiện tượng văn
học lạ, độc đáo, gây nhiều tranh cãi: “Hiện tượng của Nguyễn Huy Thiệp”.
Các sáng tác của ông ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng trở thành tâm điểm
đáng chú ý của giới nghiên cứu phê bình và những người yêu văn chương.
Đọc những sáng tác của ông có thể nhìn thấy “một cõi người ta” xù xì, gân
guốc, góc cạnh, lẫn lộn giữa tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao thượng
và thấp hèn với những con người có suy nghĩ, hành động và đời sống nội tâm.
Cái thế giới ấy thể hiện một cách nhìn rất thật và sâu sắc của nhà văn về con
người. Ngay từ những sáng tác đầu tay như: Tướng về hưu, Không có vua,
Kiếm sắc, Những ngọn gió Hua Tát, Chút thoáng Xuân Hương… nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp đã khiến giới dư luận trong và ngoài nước tốn không biết
bao nhiêu giấy mực, người khen, kẻ chê, người say đắm, kẻ hững hờ… Nhà
phê bình Phạm Xuân Nguyên còn chủ sự cả một tập “Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp” trong đó có rất nhiều ý kiến phê bình của nhiều tên tuổi có uy tín như
Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Greg Lockhart, Lại Nguyên Ân… Trong
cuốn sách này tác giả Phạm Xuân Nguyên từng khẳng định: “Xưa nay tôi
chưa thấy có một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết
dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng
rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn văn phòng cũng như chốn vỉa hè,
đâu đâu cũng kháo chuyện. Văn đàn thời kì đổi mới đã thêm phần khởi sắc,
náo động càng thêm náo động bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi xung
quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [36, tr.7].
Hay tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh trong bài viết của mình cũng khẳng định
Nguyễn Huy Thiệp là “người trời”: “... tui cũng mong muỗn Nguyễn Huy
Thiệp cần chết đi! Bởi lẽ từ khi ông xuất hiện, văn đàn không có nhân
vật nào đáng kể nữa! tui cho rằng Thiệp là người trời. Sự có mặt của ông
trong làng văn chương hiện nay là một biến thiên của trời đất, vũ trụ, nó là
duyên nghiệp không phải muốn là được. Bởi ông viết cái gì cũng hay, cũng
quyến rũ. Cái hay của một bậc thức giả thâm thúy, thâm nho và thay mặt
thượng đế để đánh thức một phía tối nào đó trong tâm hồn chúng ta. Ông đã
rắc sáng vào vết thương, vào sự tối tăm của mê lộ, một hành trình của kiếp
người u u minh minh, giữa trần gian và địa ngục. Ông lặn sâu vào những vỉa
kinh hoàng nhất của đời sống để tạc vào câu chữ”.
Bàn về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có thể thấy mặc dù gia tài văn học
của ông chưa thật đồ sộ nhưng những trang văn của ông lại có giá trị lớn lao.
Huân chương Văn học nghệ thuật của Pháp trao tặng năm 2007 là một phần
thưởng vinh dự cho nhà văn, đồng thời đã khẳng định giá trị của những văn
phẩm mà ông đã trình làng. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đa số các
nhà văn, nhà phê bình đồng quan điểm về “ma lực” trong ngòi bút này. Mai
Ngữ đã từng nhận xét: “Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã gây bất ngờ,
sửng sốt cho người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực
trạng xã hội hiện nay, về sức mạnh và khả năng của văn học”. Hay Bùi Việt
Thắng khẳng định: “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều như một
“khối thuốc nổ” làm tan vỡ nếp nghĩ bình thường của độc giả”. Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng: “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp có
một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được. Anh có nhiều nghề lôi cuốn người đọc “
bợm” lắm” [36, tr.458].
Cho đến thời điểm hiện tại, đề tài về Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác
của nhà văn có phần tạm lắng. Tuy nhiên không thể phủ nhận giá trị to lớn mà
các tác phẩm của ông đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung và nền
văn học thời kì đổi mới nói riêng. Có thể nói khi nhắc đến những hiện tượng
văn học tiêu biểu sau chiến tranh, bất cứ một tác giả nào cũng phải đề cập ít
nhiều đến Nguyễn Huy Thiệp cũng như một biểu hiện xuất sắc và độc đáo của
dòng văn học đương đại. Trong bài: “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” trên
Website: vietvan.vn, Đỗ Đức Hiểu đã từng khẳng định: Trong hành trình “Đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp” tui thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng
ròng ngời sáng. Anh tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế
kỉ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới.
Tiến sĩ Greg Lockhart, trường Đại Học Sydney cuả Autralia đã viết về
Nguyễn Huy Thiệp trục tiếp bằng tiếng Việt: “Theo tôi, đây là một tác giả có
tài năng ngang tầm với những nhà văn xuất sắc quốc tế. Vì thế tui nghĩ rằng
tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là một đóng góp cho văn học thế giới hiện
đại. Đây là những lí do để dịch Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh” [36, tr.115].
Không chỉ hướng ngòi bút của mình vào thể loại truyện ngắn mà Nguyễn
Huy Thiệp còn thử nghiệm ngòi bút của mình ở cả thể loại tiểu thuyết, phê
bình văn học, kịch bản văn học. Nếu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã
đem đến một đời sống thực sự sôi động, hấp dẫn cho văn học vào những năm
80 của thế kỉ trước thì kịch bản văn học của ông lại không được độc giả chú ý
đến nhiều. Phải chăng thể loại truyện ngắn đã hút hết tinh hoa, tâm lực của
ông trước đó hay sự nổi danh của các tác phẩm của các tác giả kịch gia khác
đã làm lu mờ đi giá trị tác phẩm của ông? Câu hỏi đó đặt ra nhưng không phải
dễ để tìm thấy câu trả lời. Xuất phát từ thực tiễn trên tui quyết định chọn đề
tài nghiên cứu: “Kịch Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn thi pháp thể loại”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mỗi người cầm bút khi khẳng định mình thường không chỉ thể hiện tài năng ở
một lĩnh vực mà luôn muốn trải nghiệm, làm mới mình ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Và trong chặng đường sáng tác của mình khi đã đạt đến đỉnh cao ở một
thể loại họ lại tìm những mảnh đất mới ở những thể loại khác để thử sức và
khẳng định năng lực sáng tạo của mình. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Có thể nói, trong văn học thời kì đổi mới Nguyễn Huy Thiệp là một trong
những cây bút tiêu biểu nhất và có những đóng góp to lớn cho văn đàn văn
học Việt Nam.Với nhiều cách tân táo bạo và một lập trường dân chủ hóa gần
như triệt để, Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian
dài. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trở thành mảnh đất màu mỡ hứa hẹn
nhiều khám phá, phát hiện độc đáo cho các nhà nghiên cứu văn học và độc
giả yêu văn chương. Không chỉ vậy, Nguyễn Huy Thiệp còn hướng ngòi bút
của mình sang nhiều lĩnh vực khác như: thơ, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình,
đặc biệt ông cũng dành nhiều tâm huyết của mình cho thể loại kịch… Cho tới
nay đã có nhiều bài viết nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp, nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu riêng biệt về kịch của ông
thì chưa nhiều. Tuy không được nổi danh như truyện ngắn nhưng kịch cũng là
một đề tài chiếm nhiều tâm huyết của ông.
Sau khi thành công với thể loại truyện ngắn, năm 1994 Nguyễn Huy Thiệp
cho ra đời tập kịch Xuân Hồng đánh dấu sự chuyển hướng của ngòi bút
Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại kịch.
Thành công của tập kịch đầu tay đã tiếp sức cho cây bút của ông nhiều năng
lượng sáng tạo. Năm 2003 Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp ra đời đã khẳng
định tài năng của Nguyễn Huy Thiệp trên thể loại kịch bản văn học.
Năm 2008 Nguyễn Huy Thiệp viết Nhà Ôsin đến năm 2010 tên vở kịch được
chọn làm tên cho chủ đề tập kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp.
Ngày 23 tháng 2 năm 2012 kịch bản chèo Vong Bướm chính thức ra mắt và
lần đầu tiên Nguyễn Huy Thiệp chịu xuất hiện trong các cuộc giới thiệu sách
của mình.
Trong lời giới thiệu kịch Xuân Hồng năm 1994, tác giả Thụy Khuê có nói:
“Văn phong Nguyễn Huy Thiệp hình thức ngắn gọn, sâu sắc, phức âm, nội
dung thâm trầm, độc địa, xoáy đến tận cùng những mâu thuẫn, phân cực của
con người trầm luôn trong môi trường tạo tác. Truyện Nguyễn Huy Thiệp gần
với kịch, với tinh thần thoại kịch ( kịch Brechht , Sartre). Trong nghĩa sử
dụng ngôn ngữ như chất liệu sáng tác, do đó từ truyện sang kịch chỉ là sự
chuyển thể tất nhiên trong hành trình của Nguyễn Huy Thiệp. Kịch bản văn
học của Nguyễn Huy Thiệp đào sâu ý thức về kịch muôn thủơ thoái bộ để
nhận diện mình một cách khách quan hơn, đồng thời mở đường cho phong
cách kịch hiện đại chưa thực sự xuất hiện trong truyền thống văn học và nghệ
thuật của chúng ta: Đặt vấn đề với con người về con người qua ngôn ngữ đối
thoại, trong cái xung đột sâu xa cực độ và cực điểm của chính mình, phát sinh
từ môi trường tạo tác. Đó là bi kịch thảm thương và khốc liệt nhất trong mỗi
chúng ta và chỉ có nghệ thuật kịch trường mới và có thể phô diễn trước công
chúng một cách khách quan, minh mẫn và tàn nhẫn” [71, Internet].
Hay PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học “xem “Vong
Bướm” là trò chơi nghệ thuật đầy ngẫu hứng nhưng công phu của Nguyễn
Huy Thiệp”.
Lý giải việc chuyển sang viết cả thể loại kịch bản văn học, Nguyễn Huy
Thiệp từng chia sẻ với BBC Việt Ngữ trong “Chuyến đi thăm Pháp” trên
trang Website: www:dactrung.com”: “tui coi nghề viết văn còn là một việc
gian khổ, phải bắt đầu như một học trò thành công trong một số truyện ngắn
của mình. Và trong bài viết gần đây, tui cũng đã nói rằng tui vẫn viết truyện
ngắn như một tác phẩm cổ điển không mang tính thời sự trước mắt mà người
ta có thể đọc đi, đọc lại. Một mặt khác tui coi nó như một bài tập trongvăn
chương mà thôi, rồi chuyển sang các thể loại khác. tui viết kịch, tiểu luận và
cả tiểu thuyết, một phần nó tùy thuộc vào nội tâm của tui và những vấn đề mà
tui đặt ra nữa. Theo tui ở xã hội Việt Nam để có thể phát triển một nền văn
học toàn diện thì đòi hỏi tất cả các nhà văn đều phải cố gắng, không chỉ
trong một thể loại mà ở tất cả các thể loại” [71, Internet].
Như vậy nói về kịch Nguyễn Huy Thiệp có thể thấy tuy hiệu quả và
sự thành công ở thể loại này vẫn chưa được như sự mong đợi nhưng sự ra đời
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top