chodientu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công
nghiệp hàng đầu của nước ta với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Theo xu hướng
phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su
được sử dụng hầu hết trong những lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu
cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su
còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi,
xói mòn, tạo môi trường không khí trong lành…
Theo thống kê của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, đến hết năm
2011, diện tích cao su của Việt Nam đạt xấp xỉ 850.000 ha, gồm cao su quốc doanh,
cao su tiểu điền và các thành phần kinh tế khác. Sản lượng cao su của nước ta năm
2011 đạt 811.600 tấn. Năng suất cao su của Việt Nam hiện xếp thứ 2 thế giới, thứ 5
về sản lượng và thứ 4 về lượng cao su xuất khẩu. [5]
Một trong những vùng có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp cao su là
khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung
tâm cao nguyên Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược quan trọng về Kinh tế - Xã hội
và An ninh - Quốc phòng không chỉ với Tây Nguyên mà còn với cả nước. Với đặc
điểm là một tỉnh có diện tích đất đỏ bazan lớn và ở độ cao trung bình khoảng 500m
đến 800m so với mực nước biển, Đắk Lắk rất thích hợp để trồng và phát triển các
loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và một số
giống cây ngắn ngày khác.
Cây cao su được trồng ở Đắk Lắk từ những năm 1920, hiện vẫn đang là loại
cây có thế mạnh để phát triển kinh tế ở khu vực này chỉ sau cây cà phê. Theo báo
cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, diện tích cao su ở Đắk Lắk
đã ổn định trong khoảng 24.000 ha, chủ yếu do 3 công ty nhà nước quản lý, bao
gồm: Công ty TNHHMTV Cao su Đắk Lắk; Công ty TNHHMTV Cao su Ea
H’Leo; Công ty TNHHMTV Cao su Krông Buk.
Sản lượng cao su hàng năm của Đắk Lắk góp phần không nhỏ vào việc đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ngành công
nghiệp chế biến cao su của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng vẫn chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng dồi dào về nguồn nguyên liệu. 90% sản lượng cao
su hiện được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chỉ khoảng 10% dành cho chế
biến cao su trong nước. Giá trị xuất khẩu nguyên liệu thô khá cao nhưng giá trị nhập
khẩu cao su thành phẩm lại cao hơn rất nhiều dẫn đến giá trị gia tăng còn thấp.
Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam là giảm xuất khẩu nguyên liệu
thô và tăng cường chế biến cao su thành phẩm trong nước. Do vậy, ngành công
nghiệp chế biến mủ cao su tại tỉnh Đắk Lắk cũng được quan tâm đầu tư và dự kiến
sẽ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của ngành chế biến mủ cao su dựa trên lợi thế
về nguồn nguyên liệu sẽ đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như
giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, kèm theo phát triển kinh tế
là sự phát sinh các loại chất thải gây tác động xấu đối với môi trường. Đặc biệt
trong bối cảnh các khu dân cư ngày càng mở rộng đến gần các cơ sở chế biến mủ
cao su như hiện nay.
Các vấn đề nổi cộm về chất thải của ngành chế biến mủ cao su như nước thải
vượt rất nhiều lần so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, quá trình chế biến mủ
gây mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và dân cư lân cận... đã được
nghiên cứu trong rất nhiều công trình khoa học. Các kết quả nghiên cứu về xử lý
nước thải, xử lý mùi... cho các cơ sở chế biến mủ cao su đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu của các doanh nghiệp và là cơ sở để các cơ quan quản lý môi trường có thể
kiểm tra, đánh giá và kiểm soát các nguồn ô nhiễm này một cách hệ thống, dễ dàng
và hiệu quả hơn.
Bên cạnh những vấn đề môi trường cấp bách đã được quan tâm giải quyết,
vấn đề chất thải rắn, đặc biệt là CTNH bao gồm một lượng lớn bùn thải từ các hệ
thống xử lý nước thải (chất thải thuộc danh mục chất thải có khả năng là CTNH
theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại) chưa được
quan tâm đúng mức, dẫn đến việc quản lý và xử lý chưa hiệu quả.
Với lý do đó, và được tạo điều kiện thuận lợi khi là một cán bộ tham gia
chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên” (chương trình Tây Nguyên 3) do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam chủ trì, thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn các tỉnh Tây Nguyên và đề xuất phương án quy hoạch,
xử lý và quản lý chất thải rắn phù hợp đến năm 2020”, học viên đã lựa chọn đề tài
“Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ cao su
tỉnh Đắk Lắk” để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành khoa học môi
trường. Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại của ngành chế
biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại của tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng các giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ
cao su phù hợp với hiện trạng cơ sở vật chất và năng lực quản lý của tỉnh Đắk Lắk.
Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su
và công cuộc bảo vệ môi trường của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tammiu

New Member
Mod cho em xin tài liệu này được không ạ, link ở trên bị die rồi, em Thank Mod
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top