Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH
THỔ QUỐC GIA BẰNG BIỆN PHÁP TRỌNG TÀI
1.1. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1.1.1. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Khái niệm chủ quyền lãnh thổ thường gắn liền với khái niệm quốc gia.
Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau về quốc gia, cho đến nay vẫn
chưa có khái niệm thống nhất về quốc gia. Tuy nhiên, các nhà khoa học pháp
lý quốc tế truyền thống và hiện đại đã cơ bản thừa nhận: Để được coi là quốc
gia thì chủ thể đó phải bao gồm bốn yếu tố cơ bản như: (1) Dân cư thường
xuyên; (2) Lãnh thổ được xác định; (3) Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào
các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác (Điều 1 Công ước Montevideo năm
1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia). Theo đó:
(1) Dân cư là một bộ phận quan trọng cấu thành nên quốc gia - chủ
thể cơ bản của luật quốc tế. Dân cư là tổng hợp những người sinh sống, cư
trú trên lãnh thổ của quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật
quốc gia đó. Mỗi quốc gia đều có thẩm quyền riêng biệt xác định địa vị
pháp lý cho từng bộ phận dân cư của nước mình, các quốc gia khác không
có quyền can thiệp.
(2) Lãnh thổ quốc gia - một trong những yếu tố cấu thành không thể
thiếu được của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần trái đất,
bao gồm vung đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng
thuộc về chủ quyền một quốc gia nhất định.Hay nói một cách khác thì Lãnh
thổ quốc gia là một phần trái đất bao gồm đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa,
vùng nội thuỷ, lãnh hải và vùng trời trên chúng cũng như lòng đất dưới chúng
thuộc về chủ quyền một quốc gia nhất định.
Các quốc gia tồn tại trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ của
chính quốc gia đó. Lãnh thổ là một khái niệm cơ bản của Luật quốc tế. Lãnh
thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia. Do đó chủ
quyền lãnh thổ của quốc gia- một bộ phận của chủ quyền quốc gia là quyền
lực tối cao, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh
thổ. Quốc gia là chủ thể duy nhất và thực sự có quyền chiếm giữ, sử dụng và
định đoạt một cách hoàn toàn độc lập lãnh thổ của mình.
(3) Chính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong
một quốc gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia, chính phủ hình thành chủ
yếu theo ý chí của người đứng đầu nhà nước. Thông thường người đứng đầu
nhà nước thường thành lập ra một hệ thống cơ quan quyền lực thay mặt quốc
gia để thực thi quyền lực nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước; bảo đảm
việc tôn trọng và chấp hành luật pháp quốc gia.
(4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.
Quốc gia tự do có quyền lựa chọn và quyết định quan hệ với các quốc gia
khác, quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến, không
chịu sự can thiệp của bất kỳ quốc gia nào khác.
Như vậy, nói đến quốc gia là nói đến bốn yếu tố cấu tạo nên quốc gia đó
và lãnh thổ quốc gia là yếu tố vật chất cơ bản, nền tảng cấu thành nên quốc gia.
Chủ quyền quốc gia gồm 2 nội dung cơ bản đó là: quyền tối cao của
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình; quyền độc lập của quốc gia trong
quan hệ quốc tế. Trong cuốn từ Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì Chủ
quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lí không thể tách rời của quốc
gia. Nội dung của chủ quyền quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc
tế. Quyền tối cao của quốc gia ở trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để
giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá... không có sự can
thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ không có một quyền lực nào,
một cơ quan nào, một tổ chức quốc tế nào đứng trên các quốc gia; tất cả các
quốc gia tham gia quan hệ quốc tế với tư cách là những chủ thể bình đẳng và
hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình.
Hai nội dung của chủ quyền quốc gia g ắn bó chặt chẽ với nhau và là tiền đề
cho nhau. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật của từng
quốc gia và trong các văn bản pháp lí quốc tế. Việc tôn trọng chủ quyền quốc
gia ngày nay trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại..
Như vậy, nếu như chủ quyền quốc gia là khái niệm rộng, thường được
hiểu là quyền tự quyết các vấn đề của quốc gia đó, quyền tối cao của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ
quốc tế thì chủ quyền lãnh thổ quốc gia là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm
chủ quyền quốc gia, cụ thể: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao,
tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia trên lãnh thổ của mình.
Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao gồm:
- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa,
XH phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà
không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài;
- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia;
- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên
nhiên trong lãnh thổ của mình;
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công
dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tồ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Psychopath

New Member
Re: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng biện pháp trọng tài trong luật quốc tế : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 08

File hỏng rồi, bạn up lại giúp mình với
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top