daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biển cả có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
quốc phòng, an ninh. Tiềm năng của biển về giao thông vận tải, về du lịch và
về tài nguyên thiên nhiên đem lại những lợi ích kinh tế rất lớn và tầm quan
trọng đặc biệt của biển trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là động lực thúc đẩy
các quốc gia mở rộng chủ quyền của mình ra biển. Nhận thức được rõ về tầm
quan trọng của biển, các quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng chiến lược
tiến ra biển, làm chủ biển một cách bài bản, khoa học và toàn diện. Tuy nhiên,
việc rất nhiều quốc gia trên thế giới đều muốn mở rộng chủ quyền của mình ra
biển sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các quốc gia. Hơn nữa, việc
các quốc gia đều cố gắng mở rộng yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền, đẩy
mạnh khả năng và phạm vi khai thác tài nguyên của quốc gia mình ra biển
càng làm cho các mâu thuẫn, tranh chấp trở nên gay gắt.
Tình hình tranh chấp trên biển giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay
diễn biến ngày càng căng thẳng và phức tạp. Từ nhiều năm nay, nhất là những
năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại
những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố
mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông
vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung
Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaysia,
Indonesia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra
những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy
tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước
trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Những
tranh chấp trên Biển Đông đã và đang trở thành vấn đề được không chỉ khu
vực mà cả thế giới đều quan tâm. Rất nhiều hội thảo quốc tế về Biển Đông đã
được tổ chức thu hút sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh đó, các nước
ASEAN cũng không ngừng nỗ lực trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển
Đông. Nỗ lực nổi bật gần đây giữa các bên tranh chấp là việc Philippin kiện
Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài được thành lập và hoạt động dựa trên các quy
định trong Phụ lục VII của UNCLOS vào ngày 22/10/2013. Trước đó, một số
nước ASEAN cũng đã đưa những tranh chấp về chủ quyền trên biển của họ ra
giải quyết ở ICJ. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Philippin cũng như một
quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaisia, Indonesia sẽ là kinh
nghiệm quý báu cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam trong giải quyết
tranh chấp với Trung Quốc. Theo đó, Việt Nam có thể học hỏi từ vụ khởi kiện
của Philippin cũng như một số phán quyết của ICJ về giải quyết tranh chấp
chủ quyền trên biển giữa một số quốc gia trong khu vực từ đó rút ra những
kinh nghiệm cho riêng mình trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
thông qua cơ chế tài phán quốc tế.
Vấn đề giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên biển Đông trước
đây đã được đề cập trong một số bài viết nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau như: Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong Luật quốc tế giải
quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông (PGS.TS Nguyễn Bá Diến), Pháp
luật quốc tế với việc vạch biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam với các
quốc gia láng giềng (Ths Huỳnh Minh Chính), Khai thác chung Biển Đông và
những nguyên tắc công bằng (Dương Danh Huy), Quy chế pháp lý quốc tế
giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Lý luận và thực tiễn (TS.Đinh
Xuân Thảo), Tòa trọng tài thường trực La Haye và vấn đề giải quyết tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam (Bành Quốc Tuấn). Bên cạnh
đó, cũng có rất nhiều luận văn, luận án tiến sĩ, các công trình nghiên cứu khoa
học đã nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu khoa học kể trên còn thiên về lý luận. Còn
những bài viết liên quan đến thực tiễn pháp lý, về kinh nghiệm giải quyết
tranh chấp trên biển của các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu
vực ASEAN thì chưa thực sự đa dạng và đồng bộ. Trước tình hình diễn biến
trên Biển Đông đang leo thang căng thẳng, đặc biệt là sự hung hăng của
Trung Quốc cùng các hoạt động xây dựng với quy mô lớn làm thay đổi
nguyên trạng các đảo đá trên Biển Đông đang gây ra sự quan ngại không chỉ
đối với Việt Nam mà còn các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc giải
quyết tranh chấp và đảm bảo an ninh trên Biển Đông đang là mối quan tâm
hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu
sâu về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trên biển của các nước ASEAN
cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp trên
biển là một vấn đề cấp bách và cần được lưu tâm. Chính vì những lý do đó,
học viên xin chọn đề tài luận văn với nội dung “Kinh nghiệm của các nước
ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên biển thông
qua cơ chế tài phán quốc tế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về việc
giải quyết những tranh chấp quốc tế trên biển thông qua con đường tài phán
quốc tế cũng như các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp trên biển. Đề tài là về kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc giải
quyết tranh chấp trên biển vì vậy học viên sẽ tìm hiểu một số phán quyết của
ICJ (ICJ), ITLOS quốc tế (ITLOS) giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển
của một số nước ASEAN. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng con đường tài
phán, cụ thể như lựa chọn cơ quan tài phán, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, lựa chọn
nội dung khởi kiện… đồng thời phân tích những thuận lợi và cả những bất lợi
của Việt Nam khi đưa những tranh chấp ra cơ quan tài phán quốc tế.
3. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp biên giới-lãnh thổ trên
biển, nội dung của luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu từ những kinh nghiệm thực tế
trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển của các nước ASEAN đồng thời
góp phần đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp
trên Biển Đông bằng con đường tài phán. Phân tích một số khó khăn Việt
Nam gặp phải nếu lựa chọn con đường tài phán để giải quyết các tranh chấp
đồng thời có thể gợi ý hướng đi trong tương lai.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về khái niệm tranh chấp quốc tế, tranh chấp
quốc tế trên biển và phân loại; cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp trên
biển trong đó có quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; thực
tiễn giải quyết tranh chấp trên biển của các nước ASEAN thông qua con
đường tài phán, và các cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp quốc tế trên biển.
Do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào
những vấn đề cơ bản nhất đó là những khái niệm cơ bản về chủ quyền quốc
gia trên biển, tranh chấp quốc tế trên biển và cơ sở để giải quyết các tranh
chấp quốc tế trên biển; thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển của một số
nước ASEAN. Từ đó đề xuất những giải pháp cho Việt Nam trong việc giải
quyết các tranh chấp trên biển hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của đề tài được nghiên cứu là chủ nghĩa Mác
Lenin, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, những
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biên giới-lãnh thổ trên biển.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, học viên còn sử dụng những
phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Khu vực đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và bài học cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách thương mại biên mậu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Wal-mart và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán Luận văn Kinh tế 0
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
F Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Kiến trúc, xây dựng 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
M Một số kinh nghiệm của các nước bạn trong vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quá trìn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top