Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai thập kỷ đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI, tự do kinh
doanh và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra những thay đổi
đáng kể trong nhận thức xã hội về pháp luật. Số lượng doanh nghiệp phát
triển nhanh, các giao lưu thương mại bùng nổ theo cấp số nhân. Pháp luật, đặc
biệt là pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh đã trở nên cấp thiết luôn
được Nhà nước chú trọng sửa đổi để phù hợp với vai trò bảo vệ và điều chỉnh
các hoạt động tự do kinh doanh.
Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), nói như tiến sĩ Lê Đăng Doanh đó là "một ngày
lịch sử của đất nước" và "vào WTO Việt Nam chấp nhận với mức cạnh tranh
cao hơn trên toàn cầu và sức mạnh cạnh tranh sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát
triển năng động hơn". Tiếp đó, với nhãn quan sắc bén tại Nghị quyết số 9-
NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế đã đánh giá:
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy
vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước. Nhờ đó nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân có nhiều
chuyển biến tích cực... [11].
Trong Nghị quyết đã đưa ra định hướng: "Đổi mới nội dung và
cách lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp
(…) xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, quan hệ lao động hài hòa, thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội, bảo đảm doanh nghiệp phát triển bền vững…" [11].
Bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay có sự tham gia của
rất nhiều các chủ thể, Đảng đưa ra định hướng để Nhà nước thiết lập những
cơ chế hữu hiệu nhằm bảo vệ, xây dựng và cổ vũ quyền tự do kinh doanh.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, các
chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư được áp dụng đối với cả Nhà đầu tư trong
nước và Nhà đầu tư nước ngoài. Trước những thay đổi mang tính đột phá đó,
trong khoảng 15 năm trở lại đây, môi trường kinh doanh ở Việt Nam phát
triển tương đối ổn định, hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, nền kinh tế đã có
những tín hiệu của nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân được cải thiện
một cách đáng kể. Đặc biệt, quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay đã trở
thành quyền Hiến định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
pháp luật". Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những cố gắng
của Đảng và Nhà nước thì tương tự như bất kỳ một quốc gia đang phát triển
nào trên thế giới nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn một số khuyết tật, cơ chế
bảo vệ quyền tự do kinh doanh còn bộc lộ một số hạn chế. Bởi vậy, việc nghiên
cứu, tìm ra những luận cứ khoa học, những định hướng và giải pháp cho việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh
là một đòi hỏi cần thiết. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bổ sung
thêm cơ sở lý luận, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài "Bảo vệ quyền tự do
kinh doanh theo pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới các góc độ khác nhau, đề tài này đã được nhiều công trình
nghiên cứu khoa học đề cập tới. Có thể kể đến những cuốn sách chuyên khảo
của các giáo sư, tiến sĩ, các luật gia hàng đầu nghiên cứu về Luật kinh tế và
bảo vệ quyền tự do kinh doanh như:
Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam của PGS.TS Ngô Huy Cương;
Chuyên khảo về Luật Kinh tế của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; Pháp luật trong
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước của GS.TS Trần Ngọc Đường;
Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh

của PGS.TS Dương Đăng Huệ; Pháp luật và quyền tự do kinh doanh của
PGS.TS Lê Hồng Hạnh; Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp
luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam của TS. Bùi Ngọc Cường; Các biện pháp
xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng của TS. Đỗ Văn Đại; Thực trạng
pháp luật kinh tế ở nước ta và các quan điểm đổi mới đưa pháp luật kinh tế
vào cuộc sống của PGS.TS Trần Trọng Hựu; Góp phần bàn về cải cách pháp
luật ở Việt Nam của PGS.TS Ngô Huy Cương; Các điều khoản độc quyền trong
Hợp đồng nhượng quyền thương mại của TS. Bùi Ngọc Cường; Về vị trí, tính
chất của Chính phủ trong bộ máy nhà nước ở nước ta của PGS.TS Vũ Hồng
Anh; Về thủ tục rút gọn trong quy trình lập pháp của PGS.TS Vũ Hồng Anh; ...
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập
đến nhiều khía cạnh và các mức độ khác nhau về việc bảo vệ quyền tự do
kinh doanh. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh, các hoạt động kinh doanh nói
riêng và sự vận động của xã hội là không ngừng. Do đó, việc tiên đoán, dự
liệu, phân tích chưa thể bao trùm toàn bộ hệ thống lý luận việc bảo vệ quyền
tự do kinh doanh. Bởi vậy, trên cơ sở khảo cứu các tư liệu quý của các học giả
trước đây, đồng thời bằng kiến thức của mình tác giả đề tài xin đóng góp một
số ý kiến để bổ sung vào hệ thống lý luận của việc "Bảo vệ quyền tự do kinh
doanh theo pháp luật Việt Nam".
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh;
luận giải vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ
quyền tự do kinh doanh.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật
để bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam là một vấn đề
rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật, tuy
nhiên, trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý
luận trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, cụ thể như sau:
- Các khái niệm cơ bản về kinh doanh, tự do kinh doanh trong pháp
luật Việt Nam;
- Các khái niệm, nội dung về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong
pháp luật Việt Nam;
- Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh
- Giải pháp để hoàn thiện các quy chế của pháp luật trong việc bảo vệ
quyền tự do kinh doanh.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật về quyền
tự do kinh doanh, các biện pháp, hình thức bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở
nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất của việc vận dụng đó là bám sát vào sự
thay đổi của dân chủ hóa trong đời sống kinh tế - xã hội để phát huy mọi tiềm
năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận
văn vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, của
lý luận nhà nước và pháp luật để làm cơ sở nhìn nhận đánh giá đa chiều về
bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là cách thức tiếp cận cụ thể đối
tượng nghiên cứu của quyền bảo vệ do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

cho em xin link mới được không ạ, link bị hỏng rồi ạ, em cam ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Luận văn Luật 0
D CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI CÓ THẺ BẢ Văn hóa, Xã hội 0
T Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và việc bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ bả Luận văn Kinh tế 0
D Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế Luận văn Sư phạm 0
T Nhân thức của cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em hiện nay ( Nghiê Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top