anhdangtimem_pl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI 3
CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 3
1. Ly hôn và hậu quả pháp lý, xã hội của ly hôn đối với con 3
1.1. Khái niệm ly hôn 3
1.2. Hậu quả pháp lý và xã hội của việc ly hôn đối với con và sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 6
1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 8
2. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam 10
CHƯƠNG II 15
NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 15
1. Các con được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn 15
1.1. Các con chưa thành niên 16
1.2. Các con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình 17
2. Vấn đề giao con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho ai nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp 19
2.1. Nguyên tắc giao con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho bên nào nuôi dưỡng, giáo dục là vì quyền lợi mọi mặt của con 20
2.2. Trường hợp có sự thoả thuận của cha mẹ 24
2.3. Trường hợp không có sự thoả thuận của cha mẹ 25
3. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn 27
3.1. Nghĩa vụ và quyền của người (cha, mẹ) trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con 27
3.1.1. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con 27
3.1.2. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con 28
3.1.3. Quyền thay mặt cho con 29
3.1.4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong những trường hợp pháp luật quy định 30
3.1.5. Quyền quản lý tài sản riêng của con 32
3.2. Nghĩa vụ và quyền của người (cha, mẹ) không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con 34
3.2.1. Quyền thăm nom, chăm sóc con 34
3.2.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 37
4. Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con 50
4.1. Điều kiện để Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con 50
4.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ sau khi thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con 52
CHƯƠNG III 54
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 54
1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong hoạt động xét xử của Toà án 54
2. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án về cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn 58
3. Những tồn tại và một số kiến nghị để hoàn thiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 61
3.1. Những tồn tại trong việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 61
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 64
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trường hợp thứ nhất được quy định tại Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2000 : ‘‘Khi cha mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hay có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ; phá tán tài sản của con ; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể tự mình hay theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của luật này quyết định không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hay thay mặt theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm’’. Tất nhiên, nếu những hành vi này xẩy ra trước khi ly hôn thì người có những hành vi đó khó mà được quyền trực tiếp nuôi con, vì vậy họ cũng không thể là người thay mặt theo pháp luật cho con. Nhưng xét trường hợp sau khi ly hôn người trực tiếp nuôi con có những hành vi trên thì theo như điều luật quy định, người đó cũng có thể sẽ mất đi quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và thay mặt theo pháp luật cho con. Và lúc này vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể được đặt ra nếu như một hay cả hai bên cha mẹ có yêu cầu.
Trường hợp thứ hai, khi cha mẹ bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thì nghĩa vụ và quyền thay mặt cho con trước pháp luật cũng không được đặt ra vì lúc này chính bản thân cha mẹ cũng cần đặt dưới sự giám hộ của người khác. Khi người trực tiếp nuôi con rơi vào tình trạng như trên nếu người không trực tiếp nuôi con có yêu cầu và có đủ điều kiện để nuôi con thì có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi đó, người trước đây không trực tiếp nuôi con nay trở thành người trực tiếp nuôi con đồng thời thay mặt cho con trước pháp luật. Trường hợp cha mẹ ly hôn mà người trực tiếp nuôi con lại không thể thay mặt cho con nhưng cũng không có sự thay đổi người nuôi con thì tuỳ trường hợp người thay mặt cho con sẽ là người không trực tiếp nuôi con hay những người trong gia đình người trực tiếp nuôi con. Khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2005 quy định : ‘‘cha mẹ là người thay mặt theo pháp luật của con chưa thành niên’’. Vì vậy, nếu không có lý do gì cản trở thì người không trực tiếp nuôi con sẽ là người thay mặt theo pháp luật cho con. Còn nếu người không trực tiếp nuôi con thực sự không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu thì người thay mặt cho con sẽ là người giám hộ cho con theo quy định tại Điều 61 và Khoản 2 Điều 141 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xẩy ra thì phần lớn là những người cùng sống trong gia đình với người con sẽ đứng ra thay mặt trước pháp luật cho con vì họ vẫn là người hàng ngày chăm sóc, nuôi dưỡng người con đó.
3.1.4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong những trường hợp pháp luật quy định
Theo Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2000 thì : ‘‘ Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại điều 611 Bộ luật dân sự’’.
Theo quy định tại Điều 611 BLDS năm 1995, chúng ta có thể hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ như sau:
Trong trường hợp con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản riêng của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Nếu chúng gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện quản lý, thì những cơ quan, tổ chức này phải liên đới với cha mẹ để bồi thường thiệt hại. Nếu các tổ chức này không có lỗi trong việc đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về cha mẹ.
Trong trường hợp con chưa thành niên đã đủ 15 đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải tự bồi thường ; nếu tài sản không đủ để bồi thường thì cha mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thếu bằng tài sản của mình.
Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại, nếu cha mẹ là giám hộ cho con thì được dùng tài sản của con để bồi thường thệt hại ; nếu con không có tài sản hay không đủ tài sản thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình ; tuy nhiên, nếu cha mẹ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì sẽ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
So với BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã có một số thay đổi. Cụ thể, Điều 621 BLDS năm 2005 quy định :
‘‘1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tập tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xẩy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xẩy ra
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường’’
Như vậy, khi con dưới 15 tuổi và con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện… quản lý thì cha mẹ sẽ không phải liên đới bồi thường nếu các tổ chức đó có lỗi trong việc quản lý. Nếu các tổ chức đó có lỗi thì họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cha mẹ chỉ phải bồi thường khi các cơ quan, tổ chức đó chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý. Đây là sửa đổi của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 liên quan đến phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ do con gây ra. Sửa đổi này nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý của các cơ quan như trưòng học, bệnh viện …
Khi ly hôn dù cha mẹ không thể cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con nhưng về bản chất nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con vẫn không hề thay đổi. Vì vậy, khi con gây ra thiệt hại thì cả cha và mẹ đều có trách nhiệm bồi thường theo quy định. Tuy nhiên trên thực tế nếu như thiệt hại mà con gây ra là nhỏ mà chỉ một mình người trực tiếp nuôi con có thể tự bồi thường được thì người đó thường đứng ra thực hiện mà không cần tới sự hỗ trợ của người kia. Mặt khác do người trực tiếp nuôi con thường là người thay mặt theo pháp luật của con, người chỉ bảo, theo dõi con nên khi có thiệt hại do con gây ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thường do người đó đảm nhận. Nhưng không ít trường hợp thiệ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranhunghlu

New Member
Re: [Free] Khóa luận Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

Thank bạn, bài viết rất bổ ích cho tui nghiên cứu luật hôn nhân và gia đình
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Luận văn Luật 0
D CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI CÓ THẺ BẢ Văn hóa, Xã hội 0
T Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và việc bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ bả Luận văn Kinh tế 0
D Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế Luận văn Sư phạm 0
T Nhân thức của cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em hiện nay ( Nghiê Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top