huongquynh082

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
B. PHẦN NỘI DUNG 3
1. Bản chất của quá trình nhận thức 3
1.1. Quan niệm của các trào lưu triết học trước C.Mác về nhận thức 3
1.2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất quá trình nhận thức 4
1.3. Các cấp độ của quá trình nhận thức 6
1.3.1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính 6
1.3.2. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận 9
1.3.3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học 11
2. Thực tiễn 12
2.1. Khái niệm thực tiễn 12
2.2. Các hình thức của hoạt động thực tiễn 14
3. Vấn đề chân lý 16
3.1. Khái niệm chân lý 16
3.2. Các tính chất của chân lý 16
3.2.1. Tính khách quan. 16
3.2.2. Tính tuyệt đối và tính tương đối 17
3.2.3. Tính cụ thể 18
3.2.3. Về tiêu chuẩn của chân lý 18
4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 21
4.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức 21
4.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý 22
C. KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
B. PHẦN NỘI DUNG 3
1. Bản chất của quá trình nhận thức 3
1.1. Quan niệm của các trào lưu triết học trước C.Mác về nhận thức 3
1.2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất quá trình nhận thức 4
1.3. Các cấp độ của quá trình nhận thức 6
1.3.1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính 6
1.3.2. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận 9
1.3.3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học 11
2. Thực tiễn 12
2.1. Khái niệm thực tiễn 12
2.2. Các hình thức của hoạt động thực tiễn 14
3. Vấn đề chân lý 16
3.1. Khái niệm chân lý 16
3.2. Các tính chất của chân lý 16
3.2.1. Tính khách quan. 16
3.2.2. Tính tuyệt đối và tính tương đối 17
3.2.3. Tính cụ thể 18
3.2.3. Về tiêu chuẩn của chân lý 18
4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 21
4.1. Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức 21
4.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý 22
C. KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Ra đời từ những năm 40 của thế kỷ thứ 19, cho đến nay những nguyên lý lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn còn giữ nguyên giá trị lí luận và thực tiễn của nó. Và có thể nói rằng, mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và của lí luận nhận thức mác xít nói riêng. Quán triệt mối quan hệ đó, và đặc biệt là về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đặc biệt là nhận thức khoa học là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động cách mạng.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước ta đang trên con đường đổi mới đầy khó khăn phức tạp. Hơn nữa, trong bối cảnh mà đất nước ta, theo xu hướng tất yếu của thời đại, đang ngày càng thâm nhập một cách chủ động ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa bên cạnh đem đến cho chúng ta nhiều thời cơ, nhiều thuận lợi để phát triển về mọi mặt nhằm theo kịp sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Ngược lại, toàn cầu hóa hiện nay, mà trước hết là toàn cầu hóa về mặt kinh tế, và như một tất yếu là toàn cầu hóa về mặt chính trị, văn hóa, cũng đem lại cho chúng ta không ít những khó khăn và thử thách. Đòi hỏi trước mắt cũng như trong thời gian sắp tới chúng ta phải không ngừng đổi mới về nhiều mặt, trong đó có đổi mới tư duy lí luận, kịp thời tổng kết thực tiễn xây dựng hệ thống lí luận có tầm nhìn lâu dài và đưa ra những chủ trương và đường lối đúng đắn đúng đắn, kịp thời góp phần cho đất nước bắt kịp tốc độ phát triển của thời đại và đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một lần nữa tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, làm rõ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, đặc biệt là vai trò của nhân tố thực tiến đối với quá trình nhận thức sẽ giúp cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn những nguyên lý cơ bản của triết học mác xít nhằm củng cố lòng tin, mài sắc tư duy lý luận chính trị, đóng góp vào quá trình tổng kết, phát triển lí luận trong công cuộc đổi mới của đất nước.

B. PHẦN NỘI DUNG
1. Bản chất của quá trình nhận thức
1.1. Quan niệm của các trào lưu triết học trước C.Mác về nhận thức
Lý luận nhận thức là lý luận về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức, về con đường và phương pháp nhận thức là vấn đề có tầm quan trọng trong lịch sử triết học. Quan niệm về nhận thức, quá trình nhận thức và bản chất của nhận thức, trong lịch sử triết học từ trước đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau hết sức phong phú và đa dạng.
Có thể nói, mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức là điểm xuất phát của lý luận nhận thức.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng ý thức con người là tồn tại thực tế, còn sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới chỉ có trong cảm giác, trong khái niệm của chủ thể, trong cái tôi, do ý thức sản sinh ra. Xuất phát từ chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, chủ nghĩa duy tâm khách quan coi nhận thức là sự “hồi tưởng lại” của linh hồn bất tử về “thế giới các ý niệm” hay là sự “tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối”.
Nói chung những người theo chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ sự công nhận ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, đều cho rằng ý thức sản sinh ra vật chất. Với nhiều dạng khác nhau, dù công khai hay che đậy bằng những mánh khóe tinh vi, chủ nghĩa duy tâm cuối cùng cũng đi đến thừa nhận sự tồn tại của một lực lượng siêu nhiên, của “Thượng đế”, do đó mà chủ nghĩa duy tâm đã trở thành cơ sở thế giới quan của tôn giáo.
Khác với chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan, những người theo thuyết hoài nghi coi nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức. Đến thời kỳ cận đại, khuynh hướng này phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Họ cho rằng con người chỉ nhận thức được các thuộc tính bề ngoài, còn bản chất bên trong của sự vật thì không thể nhận thức được.
Kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách, một chủ nghĩa duy vật được C.Mác và Ăngghen đánh giá rất cao cũng không thoát khỏi những quan niệm phiến diện, hẹp hòi về nhận thức. Chính vì vậy mà trong “Luận cương về Phơ-bách, C.Mác đâ nêu lên một nhận định có tính tổng kết về hạn chế của chủ nghĩa duy vật và triết học trước đó về nhận thức rằng: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước tới nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách là sự vật, hiện thực khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không nhận thức được về mặt chủ quan.” [3, tr.9]
Đối lập với các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật thừa nhận khả năng nhận thức của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình nên chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức là sự phản ánh trực quan, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của sự vật. Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước triết học Mác- Lênin đều quan niệm sai lầm hay phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
1.2. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất quá trình nhận thức

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

buihuong567

New Member
Re: Tiểu luận Quan niệm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn

MÌNH MUỐN BÀI NÀY
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top