Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Dự kiến đóng góp của đề tài 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Thực trạng giáo dục Việt Nam 4
1.2. Vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học 5
1.3. Mục tiêu giáo dục của môn vật lý ở THPT trong giai đoạn mới 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
2.1. Tìm hiểu khái niệm chung về các phương pháp dạy học tích cực 7
2.2. So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy học thụ động lấy người thầy làm trung tâm” 8
2.3. Bản chất quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” 9
2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm 11
2.4.1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề 11
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm 12
2.4.3. Phương pháp mô hình 14
2.4.4. Dạy học hợp tác 15
2.4.5. Dạy học khám phá 16
2.5. Chọn lựa và sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên 17
2.6. Định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm 17
2.6.1. Định hướng 1: Sự nhận thức tích cực của trò về việc học 17
2.6.1.1. Tạo bầu không khí học tập tích cực 17
2.6.1.2. Sử dụng định hướng 1 khi soạn giáo án 19
2.6.2. Định hướng 2: Việc tổ chức thu nhận và tổng hợp kiến thức 19
2.6.2.1. Tổ chức dạy kiến thức 19
2.6.2.2. Sử dụng định hướng 2 khi soạn giáo án 20
2.6.3. Định hướng 3: Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức 21
2.6.3.1. Cách thức giúp học sinh mở rộng và tinh lọc kiến thức 21
2.6.3.2. Sử dụng định hướng 3 khi soạn giáo án 21
2.6.4. Định hướng 4: Phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có hiệu quả 22
2.6.4.2. Sử dụng định hướng 4 khi soạn giáo án 22
2.6.5. Định hướng 5: Rèn luyện thói quen tư duy 22
2.6.5.1. Cách thức giúp học sinh phát triển thói quen tư duy 22
2.6.5.2. Sử dụng định hướng 5 khi soạn giáo án. 23
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM 24
3.1. Tìm hiểu về chương “Động lực học chất điểm”- vật lý 10 nâng cao – THPT 24
3.1.1. Vị trí và vai trò của chương 24
3.1.2. Cách tiếp cận và trình bày các đơn vị kiến thức của chương 24
3.1.2.1. Các khái niệm 24
3.1.2.2. Các định luật 25
3.1.3. Cấu trúc của chương 25
3.2. Thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung chương động lực học chất điểm vật lí 10 nâng cao 26
3.2.1. Thiết kế tiến trình dạy học bài 13 : “ Lực. Tổng hợp lực và phân tích lực” 26
3.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học bài 20: “ Lực ma sát” 38
KẾT LUẬN 54
1. Kết luận 54
2. Khuyến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


Bước 1: Giáo viên đưa ra nhiệm vụ khám phá cho học sinh, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh.
Có thể đưa ra các câu hỏi như: Nội dung nào trong bài có thể làm nhiệm vụ khám phá? Đáp án của nhiệm vụ khám phá đó có vừa sức với học sinh hay không? Ví dụ: Tự tìm kết luận trong sách giáo khoa, nhận xét một thí nghiệm, giải thích hiện tượng…
Bước 2: Lựa chọn hình thức giao nhiệm vụ khám phá cho học sinh.
Có thể giao nhiệm vụ khám phá cho học sinh dưới hình thức nào? Ví dụ : Một câu hỏi sau khi xem một đoạn phim hay một yêu cầu giải đáp bức tranh…
Bước 3: Kiểm tra nhiệm vụ khám phá
Khi trả lời học sinh có cơ hội kết hợp với các kiến thức, kinh nghiệm đã có không? Có phù hợp với học sinh hay không?
* Ưu – Nhược điểm của dạy học khám phá
- Ưu điểm: Các nhiệm vụ khám phá được đưa vào bài dưới hình thức sinh động có tác dụng tích cực trong việc kích thích hứng thú học tập, cũng như hoạt động tư duy của học sinh, không khí học tập trong lớp sôi nổi hơn. Ưu điểm nổi bật nhất của dạy học khám phá là có thể tăng cường vận dụng nội dung thực tế vào các nhiệm vụ khám phá.
- Nhược điểm: Đòi hỏi giáo viên tốn nhiều thời gian chuẩn bị các câu hỏi tình huống, tranh ảnh,...để đưa ra các nhiệm vụ cho học sinh khám phá. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy.
2.5. Chọn lựa và sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên
Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nhiều tham số như mục tiêu, nội dung, phương tiện, trình độ của giáo viên và học sinh. Vì vậy, nói đến việc chọn lựa và sử dụng phương pháp dạy học là nói đến sự linh hoạt, sự đa dạng và đặc biệt là yêu cầu sáng tạo. Không nên phủ nhận hoàn toàn các phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm và đề cao quá mức các phương pháp dạy hoc lấy người học làm trung tâm. Không có một phương pháp nào vạn năng hay duy nhất. Không thể nói chung chung một phương pháp nào đó là xấu hay tốt, là lạc hậu hay tiên tiến, mà chính ở chỗ nó được chọn lựa và được sử dụng vào tình huống phù hợp hay không phù hợp, đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả, điều này phụ thuộc vào trình độ và khả năng của mỗi giáo viên. [6]
2.6. Định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm [10]
2.6.1. Định hướng 1: Sự nhận thức tích cực của trò về việc học
2.6.1.1. Tạo bầu không khí học tập tích cực
Không khí học tập thường được hiểu là những nhân tố bên ngoài như: môi trường, điều kiện học tập. Nhưng các nhà tâm lí học coi nó là những nhân tố bên trong như: thái độ học tập, nhận thức về việc học của học sinh. Nếu học sinh có nhận thức đúng đắn về việc học họ sẽ tạo bầu không khí tinh thần thuận lợi cho việc học, có hai yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh đó là:
* Cảm giác được chấp nhận
Sự quan tâm của giáo viên và các bạn trong lớp giúp cho người học: Có cảm giác được chấp nhận, năng lực tư duy của người học được phát huy khi họ thấy thoải mái. Sự quan tâm của giáo viên thể hiện bằng các cử chỉ như: thái độ thân thiện với học sinh, ánh mắt nhìn vào học sinh, di chuyển về phía học sinh. Sự quan tâm của các bạn trong lớp thể hiện qua việc hợp tác với nhau trong học tập, lúc thảo luận và làm bài tập nhóm do GV giao cho.
* Sự thoải mái và trật tự
Sự thoải mái trong lớp học giúp cho học sinh không bị ức chế tinh thần. Giáo viên chú ý tạo được sự thoải mái trong lớp học bằng thái độ vui vẻ, giọng nói thân thiện, những câu chuyện mở đầu hài hước, thú vị giúp người học nhận thức nhiệm vụ học tập của mình một cách nhẹ nhàng. GV tạo điều kiện thoải mái khi học sinh trình bày bài tập, trao đổi với giáo viên về những vấn đề thắc mắc. Tuy nhiên, mọi hành vi của người học trong lớp không vượt quá những nội quy được chấp nhận trong lớp học. Sự trật tự tạo ra một môi trường học tập an toàn, người học tin rằng họ được giáo viên và bạn bè bảo vệ khi cần thiết.
2.6.1.2. Sử dụng định hướng 1 khi soạn giáo án
Khi xây dựng giáo án giáo viên cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Giáo viên phải làm gì để học sinh cảm giác mình được chấp nhận?
- Giáo viên sẽ làm gì để học sinh có cảm giác về một lớp học thoải mái, trật tự?
- Mở đầu bài giảng (hay mở đầu chuyển tiếp bài giảng ) như thế nào?
2.6.2. Định hướng 2: Việc tổ chức thu nhận và tổng hợp kiến thức
2.6.2.1. Tổ chức dạy kiến thức
* Kiến thức khái niệm: Gồm những thông tin mà học sinh cần biết, hiểu để vận dụng. Loại kiến thức này trả lời cho câu hỏi: Nó là cái gì? Giáo viên cần dẫn dắt học sinh từ những cái đã biết đến cái mới.
Tiến trình dạy kiến thức thông báo gồm các bước :
Bước 1: Xây dựng ý nghĩa khái niệm
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa khái niệm đang học bằng cách đặt câu hỏi về chủ đề sắp học, nêu những ví dụ về khái niệm hay trái ngược với khái niệm.
Bước 2: Sắp xếp các ý
Giúp học sinh hệ thống lại thông tin vừa nhận bằng việc vẽ lại sơ đồ, bảng biểu hay bằng hệ thống câu hỏi.
Bước 3: Ghi nhớ kiến thức
Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức bằng việc nhắc lại, nhấn mạnh tầm quan trọng của biểu thức định nghĩa, định luật hay liên tưởng với hình tượng quen biết.
* Kiến thức kĩ năng: Kiến thức này giúp học sinh hành động, giúp học sinh hình thành kĩ năng làm việc. Loại kiến thức này trả lời cho câu hỏi : “Làm cái đó như thế nào?”
Tiến trình dạy kiến thức kĩ năng gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng mô hình
Giáo viên làm mẫu yêu cầu học sinh nhớ các bước mà giáo viên đã thực hiện và miêu tả lại các bước, sau đó giáo viên chỉnh sửa cho phù hợp.
Bước 2: Luyện tập
Học sinh làm thử vài bước, một vài kĩ năng giúp học sinh hình thành ý thức sử dụng mô hình.
Bước 3: Thu nhận kiến thức
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hành nhiều lần để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức.
2.6.2.2. Sử dụng định hướng 2 khi soạn giáo án
Khi xây dựng giáo án tổng hợp và thu nhận kiến thức thông báo thì giáo viên cần trả lời câu hỏi sau:
- Bài học có những thông tin cơ bản nào?
- Có thể sử dụng những thông tin, ví dụ nào để học sinh thu nhận và tổng hợp kiến thức của bài?
- Có thể sử dụng những kinh nghiệm, kiến thức có sẵn nào của học sinh để các em tham gia vào bài giảng?
- Làm thế nào để giúp học sinh xây dựng ý, sắp xếp thông tin và ghi nhớ thông tin?
Khi xây dựng giáo án tổng hợp và thu nhận kiến thức quy trình, giáo viên cần trả lời các câu hỏi sau:
- Những kĩ năng nào học sinh đã có và tiến trình quan trọng nào mà học sinh cần nhớ?
- Học sinh sẽ được giúp đỡ như thế nào về xây dựng mô hình? (Giáo viên cho học sinh mô hình mẫu, yêu cầu học sinh suy nghĩ về mô hình đã làm).
- Học sinh sẽ được giúp đỡ thế nào để hiểu được kĩ năng và tiến trình?(Giáo viên có th...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Khóa luận Thiết kế phương án dạy chương động lực học chất điểm vật Lý lớp 10 nâng cao bằng các phương pháp lấy người học làm trung tâm

vui lòng gửi cho mình
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top