daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong xã hội công nghiệp hóa hiện nay, một mặt cuộc sống của con
ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện, đời sống đƣợc nâng cao hơn nhƣng công
nghiệp hóa cũng làm nảy sinh nhiều bệnh tật mang tính xã hội nhƣ: tiểu
đƣờng, mỡ máu, béo phì…. Chính vì vậy, các nhà dƣợc học, thực vật học
luôn mong muốn tìm ra các loài thực vật có thể dùng làm thuốc hay làm thức
ăn có thể phòng và chữa trị đƣợc những bệnh này.
Cây Nƣa (Amorphophallus spp.) đƣợc dùng làm thức ăn từ lâu đời ở
Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, bột từ củ
Nƣa đƣợc chế biến thành nhiều loại thức ăn khác nhau nhƣ mì, miến, thạch,
bánh, kẹo... Hơn nữa, trong bột Nƣa có chứa đƣờng glucomannan với hàm
lƣợng khá cao, giúp làm giảm mỡ máu, chống béo phì đƣợc chế biến thành
các viên giảm béo là một loại thực phẩm chức năng phổ biến. Ngoài ra, bột
Nƣa còn đƣợc sử dụng trong mỹ phẩm làm đẹp da.
Theo các nghiên cứu mới đây của viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Việt Nam là nơi phân bố của một số loài Nƣa có hàm lƣợng glucomannan
tƣơng đối cao, Nƣa krausei (Amorphophallus krausei Engl.) là một trong số
đó. Để phát triển nguồn nguyên liệu củ cây Nƣa krausei thu glucomannan cho
công nghiệp chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng thì vấn đề nhân
giống cây Nƣa krausei là rất cần thiết.
Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là một trong những kỹ
thuật rất quan trọng và phổ biến của công nghệ sinh học giúp nhân nhanh
giống cây trồng và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. Xuất phát từ những lý
do trên tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài Nƣa krausei
(Amorphophallus krausei Engl.) bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô” để phục
vụ sản xuất.

Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng đƣợc quy trình nhân giống loài Nƣa krausei bằng phƣơng pháp
nuôi cấy mô.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định điều kiện khử trùng hiệu quả.
- Xác định công thức môi trƣờng thích hợp tạo mô sẹo và tái sinh cây trong
ống nghiệm.
- Xác định công thức môi trƣờng thích hợp tạo đa chồi và cây hoàn chỉnh
trong ống nghiệm.
- Xác định giá thể thích hợp cho cây con nuôi cấy mô nuôi trồng ngoài tự
nhiên.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài góp phần bổ sung quy trình nuôi cấy trong
ống nghiệm đối với nhân giống và bảo tồn loài Nƣa krausei.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài góp phần nhân giống phục vụ trực tiếp cho
các ngành lâm nghiệp, công nghệ thực phẩm, y dƣợc học...
Điểm mới của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về nhân giống loài Nƣa krausei bằng
phƣơng pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam.
Bố cục của khoá luận: gồm 41 trang, 12 bảng, 16 hình ảnh đƣợc chia thành
các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 15
trang), chƣơng 2 (Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: 8 trang), chƣơng 3
(Kết quả và thảo luận: 14 trang), Kết luận và kiến nghị (1 trang), Tài liệu
tham khảo: 42 tài liệu, phụ lục.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu chi Nƣa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Chi Nƣa (Amorphophallus) là một chi lớn thuộc họ Ráy (Aracae). Trên
thế giới chi Nƣa có khoảng 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới
thuộc Châu Phi và Châu Á. Hiện nay nhiều loài đƣợc nghiên cứu và triển khai
trồng với diện tích lớn ở nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, New
Zealand, Ấn Độ, Thái Lan, In đô nê xi-a, v.v.
Ở Trung Quốc, chỉ riêng tỉnh Vân Nam, hàng nghìn hecta đất đồi núi
đƣợc sử dụng để trồng Nƣa, ngoài ra Nƣa còn đƣợc trồng ở Nam Ninh, Quảng
Đông, Quảng Tây, Trùng Khánh... Ở Nhật Bản, chỉ 2 vùng Jinnejo và
Uedama, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc, hàng năm khoảng hơn 15
nghìn ha Nƣa đã đƣợc trồng với sản lƣợng đạt tới hàng nghìn tấn. Do tầm
quan trọng của nguồn lợi từ củ Nƣa, nên cây này đã đƣợc nhập trồng từ Nhật
Bản vào New Zealand từ hàng chục năm trƣớc [23].
Nƣa là cây trồng có thể mang lại nguồn lợi kinh tế lớn, nên trong những
năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng nhƣ kỹ
thuật canh tác cây Nƣa.
Hiroshi Kurihama (1979) đã đƣa ra các định hƣớng và kinh nghiệm
trong trồng trọt Nƣa konjac trên đất bằng và đất dốc tại 2 tỉnh Jinnejo và
Uedama ở Nhật Bản, cũng nhƣ các yếu tố về nhiệt độ, đất, sâu bệnh và thời
vụ [26].
Dhua và cs (1988) đã có nghiên cứu về ảnh hƣởng của các chất hoá học
đến quá trình nảy mầm, phát triển và sản lƣợng của củ Nƣa chuông
(Amorphophallus paeoniifolius Nicols.) [20].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top