p3_k3o_1002

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển
tốt đẹp kể từ khi hai nước chính thức công nhận lẫn nhau về mặt ngoại giao
vào ngày 21/07/1973. Đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây, kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản liên tục tăng. Cán cân thương mại giữa hai
nước tương đối cân bằng. Năm 2013, Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất
khẩu lớn thứ 2 và thị trường nhập khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam. Đẩy mạnh
quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội tìm kiếm thị trường
xuất khẩu lớn đồng thời tăng thêm vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Trong chuyến thăm cấp cao Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, Lãnh đạo hai nước đã đồng ý khởi động đàm
phán Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản nhằm thúc đẩy hơn nữa
quan hệ giữa hai nước. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA) được ký kết vào ngày 25/12/2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/10/2009. Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
giữa hai nước, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam
và Nhật Bản lên một tầm cao mới. VJEPA là hiệp định thương mại tự do đầu
tiên của Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định có nội dung toàn diện, bao gồm
nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải
thiện môi trường kinh doanh... Hiệp định này, cùng với các thỏa thuận kinh tế
đã ký trước đó giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đã tạo nên một khung
khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu
tư của doanh nghiệp hai nước.
Theo hiệp định, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ
bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do
song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập
khẩu. Biểu cam kết gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm
đối với 8.873 dòng thuế.
Khi hiệp định có hiệu lực, 28% biểu thuế cam kết sẽ được xóa bỏ thuế
quan (thuế suất 0%), chủ yếu tập trung vào các mặt hàng hóa chất, dược
phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện hiệp định (tính đến năm 2019)
sẽ có thêm 3.717 mặt hàng được xóa bỏ thuế quan. Việt Nam cam kết cắt
giảm với 8.873 dòng thuế, đến năm 2025 – năm cuối lộ trình sẽ có 8.548 dòng
thuế được xóa bỏ thuế quan, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào
cắt giảm.
Mục đích của việc thực thi VJEPA góp phần phát huy tiềm năng, lợi
thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của
khu vực và thế giới. Hiệp định sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết,
gắn bó và giao lưu giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hóa.
Vậy sau 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, ảnh hưởng của nó đến xuất
khẩu của Việt Nam như thế nào? các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng
được tối đa lợi ích mà VJEPA mang lại hay chưa? đó là những vấn đề mà tác
giả quan tâm và lựa chọn đề tài “Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau
Hiệp định Đối tác kinh tế giữa hai nước” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản là một đề tài thu hút được
khá nhiều sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà quản lý, nhà
khoa học trong và ngoài nước. Đã có nhiều chuyên đề, hội thảo được tổ chức
ở các cấp khác nhau, các luận văn và các bài nghiên cứu, có thể kể đến:
- Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm
1986 đến nay (2007) của Lê Thị Lan Anh, tác giả đi sâu phân tích hoạt động
thương mại hai nước từ những năm Việt Nam mới chuyển đổi sang kinh tế thị
trường, lý do mà đến nay quan hệ thương mại hai nước ngày càng phát triển
- Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng hoá sang Nhật (2008) của Thạc sỹ Nguyễn Hương Lưu,
nghiên cứu chủ yếu các đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản, những mặt
hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và quan trọng hơn
là các giải pháp thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu
vào thị trường Nhật Bản.
- Đề tài Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2009) của Ngô Vân Anh, tác
giả đã chỉ ra được một trong những nguyên nhân mà kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam những năm qua chưa cao chính là do chúng ta chưa phát triển được
hệ thống phân phối hàng hoá và tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp phát
triển hệ thống phân phối hàng của Việt Nam tại nước ngoài.
- Cuốn sách của tác giả Trần Anh Phương “Thương mại Việt Nam
Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước” Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia (2008)
- Buổi hội thảo do Bộ Công Thương phối hợp với MUTRAP tổ chức
vào tháng 9/2010, thảo luận về tác động của các hiệp định thương mại tự do
đối với kinh tế Việt Nam.Theo kết luận của Báo cáo nghiên cứu do chuyên gia
trong và ngoài nước của Dự án MUTRAP thực hiện, các Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) có lợi cho tăng trưởng xuất khẩu và mang lại nhiều cơ hội
phía trước.
- Luận văn thạc sỹ thương mại Phát triển quan hệ thương mại đầu tư
giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành hiệp định thương mại
song phương giữa hai nước (2010) của Bùi Đức Hưng.
- Nguyen Anh Thu (2012), nghiên cứu tác động của AFTA và VJEPA
tới thương mại Việt Nam và nhận thấy chưa có sự tác động rõ rệt của VJEPA
do Hiệp định mới có hiệu lực cho tới thời điểm nghiên cứu.
Một số đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản, hay về các hiệp định thương mại tự do nói chung mà
chưa đi sâu nghiên cứu tác động của một hiệp định cụ thể nào. Một số công
trình khác cũng có nghiên cứu tác động của VJEPA nhưng mới chỉ là việc
nghiên cứu tác động của hiệp định đến thương mại hai nước hay đến từng
ngành hàng (ví dụ: nông sản hay thuỷ sản…), chưa có bài nghiên cứu ảnh
hưởng của VJEPA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật. Chính vì
vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau Hiệp
định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do
(FTA), tác động của FTA đến các bên tham gia, luận văn sẽ phân tích đặc
điểm của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), so
sánh tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau Hiệp định
để thấy những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra các
giải pháp phát huy lợi ích của Hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do đồng thời làm rõ
đặc điểm, tính chất, nội dung của VJEPA
- Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản trước và
sau khi có hiệp định, ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu Việt Nam sang
Nhật Bản
- Đề xuất một số giải pháp phát huy lợi ích của hiệp định đến hoạt động
xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trước và sau VJEPA
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật
Bản từ năm 2000 đến 2008 và sau khi ký hiệp định đến nay.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại
hai nước Việt Nam – Nhật Bản và ảnh hưởng của hiệp định đến xuất khẩu
Việt Nam sang Nhật Bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các thông
tin, dữ liệu để trình bày được những vấn đề lý luận chung và cơ sở thực tiễn
của VJEPA. Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng như là một công
cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. Việc so sánh
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trước năm 2008 và sau khi hiệp định có
hiệu lực để thấy được sự thay đổi, và tác giả cũng sử dụng kết hợp phương
pháp phân tích để đánh giá những tác động tích cực, những hạn chế chưa phát
huy được từ hiệp định.
6. Những đóng góp của luận văn
Dự kiến luận văn có những đóng góp sau:
- Tổng hợp, phân tích các cam kết liên quan thương mại Việt Nam -
Nhật Bản trong VJEPA.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Chinh14

New Member
Re: [Free] Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước

bạn có thể cho mình link tải được không ?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec Luận văn Kinh tế 0
D QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP CÀ PHÊ MÊ TRANG Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình xuất khẩu bằng đường biển của công ty lương thực tiền giang Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - Liên Minh Kinh Tế Á Âu - Cơ Hội Và Thách Thức Của Xuất Khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top