musvn_fanleague

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới hệ thống chính trị nhằm thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị
đất nước là vấn đề được Đảng ta quan tâm từ rất sớm, đặc biệt từ khi đất nước bước
vào thời kỳ đổi mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986,
trong khi đổi mới trên lĩnh vực kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thì
Đảng cũng xác định phải đồng thời từng bước thực hiện đổi mới hệ thống chính trị.
Tiếp tục xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị nói chung,
hệ thống chính trị cơ sở nói riêng là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là điều kiện tất yếu đảm bảo thành công của sự
nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, tại Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) năm 2002, Đảng ta đã ban hành nghị
quyết về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường,
thị trấn". Để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
năm 2013, đã ban hành Kết luận số 64 ngày 28/5/2913 về "Một số vấn đề về tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở".
Hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được xác định là
cấp cuối cùng trong phân cấp hành chính ở nước ta hiện nay, là nơi tuyệt đại bộ
phận nhân dân cư trú, sinh sống, nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta bao gồm: Đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn,
có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân; huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức cuộc
sống cộng đồng dân cư.
Sau gần 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp nói chung và hệ
thống chính trị cấp cơ sở nói riêng đã được nâng lên rõ rệt. Bộ máy Nhà nước tiếp
tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
từng bước được đổi mới cả về tổ chức cũng như cách hoạt động.
Huyện Can Lộc với diện tích tự nhiên trên 30.128,33 ha, dân số 126.199
người, là một huyện thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Hà Tĩnh, vừa có núi, vừa có
đồng bằng, phía Bắc giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía
Tây giáp huyện Hương Khê, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Đông giáp
huyện Lộc Hà.
Trong những năm qua, với sự năng động, sáng tạo và tích cực trong hoạt
động, hệ thống chính trị cơ sở trong toàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực
trên tất cả các lĩnh vực; bộ mặt của huyện có nhiều biến đổi to lớn; đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả
các lĩnh vực ngày càng được phát huy; tạo ra sự đồng thuận xã hội, ổn định chính
trị, kinh tế phát triển. Qua đó đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở ở huyện
Can Lộc được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ và kỹ năng công tác; được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua thực
tiễn. Với những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, nhiều
năm liền Đảng bộ huyện Can Lộc được Tỉnh ủy công nhân đạt danh hiệu Đảng bộ
trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình phát triển, đứng trước yêu cầu,
nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, nhất là trước những yêu cầu mới đang đặt
ra, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Can Lộc vẫn còn bộc lộ nhiều
hạn chế. Nhiều xã chưa xây dựng được cơ chế phối hợp hoạt động một cách có hiệu
quả giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; cách lãnh đạo của Đảng đối
với hệ thống chính trị chậm đổi mới, chưa được cụ thể hóa sát với đặc điểm tình
hình của mỗi địa phương; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền nhiều xã
còn yếu kém; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa phát huy hết vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của mình. Tại một số xã, quyền làm chủ của người dân chưa
được phát huy, cá biệt có nơi quyền làm chủ còn bị vi phạm hay có biểu hiện lợi
dụng dân chủ chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước; sự đồng thuận xã hội ở

một số xã không cao, cá biệt có nơi nội bộ mất đoàn kết; mức độ hoàn thành nhiệm
vụ chính trị hàng năm chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn.
Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, để huyện Can Lộc tiếp tục phát triển với
tốc độ cao và bền vững, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống
chính trị cơ sở là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tui chọn đề tài "Hệ thống chính trị
cơ sở ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp" làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng của hệ thống chính trị trong đời sống xã
hội, việc nghiên cứu hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng
đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, qua đó
hình thành nhiều ấn phẩm có giá trị ở cả tầm lý luận và thực tiễn, điển hình như:
Công trình "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn ở nước ta hiện nay" do
GS.TS Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản lý luận chính trị, H.2004, đã nghiên
cứu những vấn đề từ quan điểm lý luận đến lịch sử và thực tiễn, đồng thời cũng đưa
ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị cơ sở nông thôn nước ta hiện nay.
Công trình "Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp" do
PGS.TS Vũ Hoàng Công biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, đã nêu lên những
vấn đề lý luận cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam nói chung và hệ thống chính
trị cơ sở nói riêng; từ đó rút ra những đặc điểm, những vấn đề bức xúc và kiến nghị
những giải pháp cơ bản trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị
cấp cơ sở.
Công trình "Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi
mới" do TS Chu Văn Thành chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.2004, đã
cung cấp những tư liệu và luận cứ khoa học - thực tiễn về hệ thống chính trị cơ sở,
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách đối với hệ thống chính trị
cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương năm, khóa IX.
TS Nguyễn Duy Hùng (chủ biên) "Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
2008; TS Mai Đức Ngọc, "Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ
vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay", Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, (2008);
Kỷ yếu khoa học đề tài độc lập cấp Nhà nước năm 2001 - 2002 "Các giải pháp
đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay" do
PGS.TS Phạm Hào làm chủ biên, Nhà xuất bản Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2002; Công trình "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" do TS. Nguyễn Văn
Sáu và GS. Hồ Văn Thông làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001, công
trình được nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đã làm sáng tỏ những quan
điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp nông
thôn nói chung và hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn nói riêng.
Ngoài ra, một số công trình, luận văn, luận án, bài viết trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành cũng bàn về vấn đề này với những hình thức và mức độ khác
nhau như: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân” của Văn phòng
Quốc hội (Nghiên cứu lập pháp, số 8/2001); “Hệ thống chính trị cơ sở vùng sâu,
vùng xa và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết” của Hồ Minh Đức (Dân vận,
số 1 và 2/2002); “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Kiều Oanh (Nxb
Lý luận Chính trị, H.2005); “Tồn tại và không nên tồn tại Hội đồng nhân dân cấp
nào?” của Trần Hữu Trí (Đại đoàn kết, số 139/2007); “Giải pháp nâng cao chất
lượng của Hệ thống chính trị cấp xã, phường, thị trấn ở Đồng Nai hiện nay” của
Nguyễn Khánh Mậu (Khoa học chính trị, số 2/2007); “Đổi mới Hệ thống chính trị
để phát huy dân chủ” của Đoàn Minh Duệ (Triết học, số 9/2007); "Xây dựng và
phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số" của
Trần Đức Quang (Tạp chí Cộng sản số 64/2012),… cũng đã làm sáng tỏ về những
vấn đề đang đặt ra của hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta hiện nay.
Như vậy, nghiên cứu về Hệ thống chính trị nói chung và Hệ thống chính trị
cấp cơ sở nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song, chưa có
công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh một cách có hệ thống nhằm tìm
ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nơi đây.
Vì vậy, tui đã mạnh dạn chọn đề tài trên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
O Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam và tác động tới ổn định hệ thống tài chính Luận văn Kinh tế 0
N Thiết kế hệ thống giải các bài toán tài chính thông qua Matlab Khoa học Tự nhiên 0
C Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chín Công nghệ thông tin 0
S Tìm hiểu về Hành chính điện tử và An toàn bảo mật thông tin trong hệ thống Công nghệ thông tin 0
E Hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vina Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty cơ khí Quang Trung Luận văn Kinh tế 2
F Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta Luận văn Kinh tế 2
C Một số đIểm cơ bản về hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước của nước ta Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top