doanthehiep85

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MỤC LỤC

MỤC LỤC 0
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1. Khái quát về Bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máy nhà nước 1
1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước 1
1.2 Cấu thành bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. 1
1.3 Vai trò của bộ máy nhà nước 2
2. So sánh Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 2
2.1. Về phân cấp hành chính và số lượng các cơ quan 2
a. Về tổ chức, phân cấp hành chính 2
b. Về số lượng các cơ quan 2
2.2 Hệ thống cơ quan đai diện 3
a. Về Quốc hội 3
b. Về hội đồng nhân dân 4
2.3 Hệ thống cơ quan hành chính 5
2.4. Chủ tịch nước 6
2.5. Hệ thống cơ quan xét xử 8
2.6. Hệ thống cơ quan kiểm sát 8
3. Đánh giá điểm kế thừa và thay đổi của Hiến pháp 1992 9
4. Nguyên nhân của sự thay đổi về bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992 10
4.1 Nguyên nhân về mặt lịch sử - kinh tế và xã hội. 10
4.2 Nguyên nhân về mặt tư tưởng. 11
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
MỞ ĐẦU
Quá trình hình thành và phát triển của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quá trình liên tục, gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, luôn quan tâm và chú trọng việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nếu như trong thời kì của Hiến pháp 1946, Nhà nước chủ yếu là bộ máy cai trị, dùng bạo lực cách mạng để trấn áp thù trong, giặc ngoài, duy trì trật tự, an ninh trong nước. Từ Hiến pháp 1959 đến nay, Nhà nước dân chủ nhân dân đã làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và trở thành người điều hành nên sản xuất xã hội. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta và nhân dân ta phải đặc biệt quan tâm và nhanh chóng xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền nhà nước…”. Xuất phát từ tầm quan trọng của công cuộc hoàn thiện bộ máy Nhà nước, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên scứu đề tài: “So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992.”
NỘI DUNG
1. Khái quát về Bộ máy nhà nước và vị trí tính chất của bộ máy nhà nước
1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước (BMNN) là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở; tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định tạo thành một cơ chế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.
Bộ máy nhà nước được hình thành và phát triển phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội, các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp hơn. Sự phân định chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chúng ngày càng tiến bộ hơn.
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ chế cân đối và thống nhất của các hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc chung, bảo đảm cho nhà nước ta thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của mình và thực sự là cơ chế của dân, do dân và vì dân.
Vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả nhất. Những bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước.
1.2 Cấu thành bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Về cơ bản qua thực tế cho thấy bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm: nguyên thủ quốc gia: chủ tịch nước (hội đồng nhà nước, đoàn chủ tịch xô viết tối cao…), do quốc hội bầu là cơ quan đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại
Cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại biểu nhân dân, cơ quan dân cử) bao gồm quốc hội và hội đồng nhân dân.
Các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan quản lí bao gồm chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp).
Các cơ quan xét xử bao gồm tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương và tòa án quân sự các cấp.
Các cơ quan kiếm sát bao gồm viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự các cấp.
Các cơ quan quốc phòng an ninh.
1.3 Vai trò của bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là cơ quan thay mặt bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động. Nó vừa là bộ máy hành chính cưỡng chế vừa là bộ máy quản lí kinh tế, văn hóa xã hội, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có vai trò quản lí mọi mặt của đời sống xã hội và làm cho xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Tiểu luận So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992

mình cần tài liệu này cho một bài viết của mình
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Tiểu luận: So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 Luận văn Luật 2
L So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 Tài liệu chưa phân loại 2
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
N Chỉ số thực hiện nhiệm vụ của giảng viên: So sánh tự đánh giá và đánh giá của phía cán bộ phụ trách Luận văn Sư phạm 2
K Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ Văn học dân gian 0
T Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ Văn học dân gian 0
N So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đ Luận văn Luật 0
T So sánh những điểm tương đồng và chưa tương đồng giữa Bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA 8000 với Bộ Khoa học Tự nhiên 0
T Tiểu luận: So sánh lĩnh vực luật dân sự của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì Tài liệu chưa phân loại 0
C phân tích và so sánh các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top