qujdon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2011, nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng,
đặc biệt là nền kinh tế của nước Mỹ, nền kinh tế EU, nền kinh tế Nhật Bản … .
Tại Hội thảo “Thế giới và Việt Nam: Dự báo 2012” diễn ra tại Hà Nội ngày
17/12/2011, dự báo về nền kinh tế thế giới năm 2012 sẽ có thể còn tồi tệ hơn
năm 2011: Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, nhất là của
các trung tâm tăng trưởng (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc); Bất ổn gia tăng,
khả năng bùng nổ cuộc chiến tranh tiền tệ cùng chiến tranh thương mại (thậm
chí nguy cơ suy thoái kép).
Do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu
cực mạnh từ xu hướng nêu trên của kinh tế thế giới. Năm 2011 và có thể nói cả
năm 2012, chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư sụt giảm, lạm phát tuy
được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, nợ công đang trong
tầm kiểm soát nhưng vẫn tăng nhanh, thị trường chứng khoán, thị trường bất động
sản sụt giảm nghiêm trọng… Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã
được cải thiện và tương đối ổn định, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011
(18,13%) xuống mức 1 con số năm 2012 (6,81%) và 12 tháng qua lạm phát tiếp
tục đi xuống, năm 2013 là 6,6%. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất khu vực ASEAN. Tuy
nhiên, phân tích nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát vẫn tiếp tục tồn tại như
hiệu quả đầu tư thấp, hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
Việt Nam bình quân 3 năm 2011-2013 là 5,53; trước đó ICOR năm 2010 là 6,2,
năm 2009 là 8,6 và năm 2008 là 7,4; trong khi ICOR các nước trong khu vực chỉ
khoảng 3. Điều này khiến cho nhập siêu tăng cao, bội chi ngân sách và nợ công ở
mức cao, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ở mức âm... Thực tiễn cho thấy,
chính sách tài khoá là một trong những công cụ quan trọng và có hiệu quả trong
quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua.
Về lý luận: Chính sách tài khoá là một trong hai công cụ quan trọng của
Chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nó lại chưa được nghiên
cứu đầy đủ và hệ thống. Những cuộc khảo sát và nghiên cứu còn mang tính hình
thức, chưa có kết quả cao. Dẫn tới tình trạng thiếu cơ sở về mặt lý luận để sử
dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.
Về thực tiễn: Hiện nay chính sách tài khoá chưa chặt chẽ, còn có nhiều lỗ
hổng (kể cả chính sách thuế khoá và chi tiêu công cộng). Khi thực hiện chức
năng điều tiết nền kinh tế thì thiếu quyết liệt, đồng bộ dẫn tới hiệu quả không
cao, chưa phát huy toàn diện trong nền kinh tế, phản ánh chưa đúng khả năng và
sự đầu tư của Chính phủ vào chính sách này.
Năm 2012, Việt Nam có nhiệm vụ phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng hợp lý và phấn đấu đến năm 2020
Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2013,
chính vì vậy tiếp tục phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm
phát”. Đó là những lý do để em chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách tài khoá
Việt Nam đến năm 2020”.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là:
- “Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở một số nước và hàm ý chính
sách cho Việt Nam” của TS. Lê Thị Thùy Vân , ThS. Hồ Khắc Tế, bài đăng trên
Tạp chí Tài chính số 3 – 2013. Theo các tác giả, chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng ở mọi quốc gia và có
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Bài viết trình bày thực tiễn phối hợp hai chính
sách này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, bài báo
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều hành kinh tế vĩ mô.
- “Một số khuyến nghị về phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ” của ThS.
Nguyễn Thị Hải Thu - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, bài đăng trên
Tạp chí Tài chính số 3 – 2013. Tác giả bài báo cho rằng, cả hai chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ đều đóng vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế Việt
Nam hiện nay, đặc biệt trong mục tiêu ổn định vĩ mô, tạo tiền đề cho công cuộc
tái cơ cấu nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp giữa hai
chính sách nói trên là nhiệm vụ quan trọng giúp cho các chính sách điều hành
của Nhà nước đạt hiệu quả cao, giảm những tổn thất không cần thiết… Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra 6 khuyến nghị với nhà nước trong việc phối hợp 2 chính
sách này.
- “Tác động của chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”
của TS. Vũ Thị Minh Luận (2013), Học viện Chính sách và phát triển. Chính
sách tài khóa có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Các nhà hoạch định
chính sách thường sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa- tiền tệ nhằm đạt mục
tiêu chung về tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá tác động của các công cụ chính
sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế, bài viết sử dụng các phân tích tổng hợp kết
hợp với những phân tích định lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các khoản
mục chi tiêu của chính phủ có tác động tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả và
phương pháp nghiên cứu sẽ gợi mở các tiếp cận nghiên cứu định lượng trong
đánh giá chính sách.
- “Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công ở Việt Nam” của TS. Vũ Đình
Ánh (2011), Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả, Bộ Tài chính. Bài viết bàn
về quan hệ giữa chính sách tài khóa và vấn đề nợ công. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết tối ưu quan hệ này: vừa thực hiện các
mục tiêu kinh tế vĩ mô, vừa hạn chế gia tăng nợ công.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Chính sách tài khóa là gì ? Chính
sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 cần như
thế nào để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội? Tại sao phải
nghiên cứu chính sách tài khoá, hay nói cách khác, chính sách tài khoá có vai trò
như thế nào trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ ? Nếu thực tế chính
sách tài khoá không tác động đến kinh tế vĩ mô như lý thuyết đã nghiên cứu, ta
thử xem xét kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2011 đến năm 2013 và 3 tháng đầu
năm 2014 ? Thực sự nó có tác động lớn thì tác động của nó đến kinh tế vĩ mô

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

candy151

Member
Re: [Free] Hoàn thiện chính sách tài khóa Việt Nam đến năm 2020

Nhờ mod cho mình xin tài liệu nhé. Thank nhiều ah.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Hanvico Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Bưu Chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top