tpnguyen210388

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt
động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát
triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân, trong
hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực vượt
qua để hoạt động được diễn ra cũng như đạt được mục đích của mình. Do đó, việc tìm hiểu
những khó khăn và có biện pháp giảm bớt nó là hết sức cần thiết.
Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính, không thể
thiếu, nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử của xã hội loài người đã
được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà thông
qua nó người sinh viên “nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có
khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo”
[4], để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi
sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai. Do đó, hoạt động học tập cần sự quan tâm
nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt khó khăn
nảy sinh trong học tập của sinh viên.
Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên năm thứ nhất trường
đại học Sư phạm nói riêng, phần lớn là học sinh đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi
trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về
khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp giảng dạy, hình thức học tập,…vv. Ngoài ra,
hầu hết sinh viên đại học xuất thân từ những vùng miền khác nhau, với môi trường hoàn
cảnh sống, điều kiện kinh tế có nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn, là nơi
tập trung của đa số các trường đại học. Tất cả những sự khác biệt đó đã gây không ít khó
khăn tâm lý khiến sinh viên rất dễ chán nản, bỏ bê việc học tập hay không theo kịp, không
đáp ứng được các yêu cầu học tập.
Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phục những
khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần
thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của họ.
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là trường Sư phạm trọng điểm ở
phía Nam, với số lượng lớn sinh viên tuyển sinh đào tạo hàng năm, vấn đề chất lượng đào
tạo luôn được quan tâm hàng đầu nên việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong học tập
của sinh viên và hỗ trợ họ là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong thời gian qua, các nhà tâm lý học thường tập trung nhiều vào các nghiên cứu
về sự thích ứng với hoạt động học tập, những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên.
Vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ít được quan
tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tui đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh vien năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Khách thể nghiên cứu: 367 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:
- Sinh viên khối Xã hội: 82 SV
- Sinh viên khối Tự nhiên: 107 SV
- Sinh viên khối Ngoại ngữ: 92 SV
- Sinh viên khối Đặc thù: 86 SV
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đều
gặp phải khó khăn tâm ly trong hoạt động học tập. Nếu có các biện pháp tích cực phù hợp
tác động hỗ trợ sẽ giúp cho sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP TPHCM giảm bớt những
khó khăn tâm lý đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập, hoạt
động học tập của sinh viên Sư phạm, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
Sư phạm năm thứ nhất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Khó khăn tâm lý trong ứng xử giữa con cái và người mẹ thay thế tại làng trẻ SOS - Hà Nội Tâm lý học đại cương 0
N Khó khăn tâm lý của trẻ em trong ứng xử với cha mẹ qua các ca tư vấn Tâm lý học đại cương 0
N Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính trường trung học tư thụ Tâm lý học đại cương 0
O Những khó khăn tâm lí trong hoạt động giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư Tâm lý học đại cương 0
C Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay trên địa bàn Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 2
O Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0
D Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm 3 chuyên ngành Bác sỹ đa khoa trường Đại Y dược 3
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích những thuật lợi - Khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
D Thực trạng cổ phần hoá - Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ khi cổ phần hóa ở Việt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top