papyuyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, mang tính lịch sử.
Sự hình thành, phát triển của tệ nạn tham nhũng nói chung và tội phạm về
tham nhũng nói riêng gắn liền với sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát
triển của bộ máy nhà nước. Tội phạm về tham nhũng diễn ra ở tất cả các quốc
gia trên thế giới, tồn tại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gây ra những hậu
quả hết sức nguy hại về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, cản trở sự phát
triển đi lên của xã hội, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một thể chế.
Do vậy, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ cần
thiết và cấp bách của mọi Nhà nước.
Hơn hai mươi lăm năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đem lại
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống
mọi mặt của nhân dân được nâng cao và không ngừng được cải thiện. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới, nạn tham nhũng cũng
phát triển và có xu hướng gia tăng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
tăng trưởng, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, ảnh hưởng đến đạo
đức, lối sống, xã hội, đến sự ổn định của chế độ chính trị của quốc gia.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự,
Luật Phòng, chống tham nhũng... tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thuận lợi
cho việc phòng, chống, ngăn chặn và trừng trị các hành vi tham nhũng. Các
cơ quan tư pháp, trong đó có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa
án nhân dân đã kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các
tội phạm tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đấu tranh chống loại tội
phạm này rất khó khăn vì người phạm tội là những người có chức vụ quyền
hạn, có trình độ cao và có nhiều mối quan hệ kể cả với cán bộ làm trong các
cơ quan tư pháp, có khả năng che giấu tội phạm…, từ đó gây không ít khó
khăn cho công tác điều tra, truy tố. Do đó, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng là rất cần thiết, góp phần
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay.
Cùng với những thành tựu của đất nước sau hơn 25 năm đổi mới, tỉnh
Quảng Ninh đã có sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng
mạnh, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, trật tự, an toàn xã
hội được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả tích cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã
tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội của tỉnh Quảng Ninh, đó
là tình hình tội phạm và các loại tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là các loại tội
phạm tham nhũng.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án tham nhũng nói riêng
là một hoạt động quan trọng của quá trình đấu tranh phòng và chống tội
phạm của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Quảng Ninh. Trong những
năm qua, hoạt động này đã thu được những kết quả to lớn, nên về cơ bản,
ngành Kiểm sát Quảng Ninh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ
án tham nhũng ở tỉnh Quảng Ninh không phải không có những hạn chế bất
cập nhất định. Mặt khác, trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, các
quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm tham nhũng đã bộc lộ những
hạn chế nhất định, chưa phù hợp với thực tiễn và chưa đáp ứng được yêu cầu
của công tác đấu tranh phòng, chống loại tội này hiện nay. Thực tiễn đấu
tranh phòng và chống tội phạm về tham nhũng gặp khá nhiều vướng mắc, bất
cập cần được nghiên cứu và khắc phục.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham
nhũng (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)”, để
nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ tốt nghiệp khóa học cao học Luật.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học và các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao liên quan đến vấn đề thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra
các vụ án hình sự và tội phạm tham nhũng. Có thể phân loại các công trình
trên thành hai nhóm sau đây:
Một là, nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp gồm:
- “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố
ở Việt Nam từ 1945 đến nay”, đề tài khoa học do Viện kiểm sát nhân dân tối
cao thực hiện năm 1999.
- “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp”, đề tài khoa học do Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thực hiện năm 1998.
- “Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra”, do Tiến sĩ Lê Hữu Thể chủ biên, Nxb Tư pháp năm 2008.
- “Quyền công tố ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ khoa học Luật học năm
2002 của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa, Viện Nhà nước và pháp luật.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyen80nhu

New Member
Re: Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh) : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 04

Ad ơi, link này die rồi nè!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phú Luận văn Kinh tế 0
N Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn Luật 2
G Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư p Luận văn Luật 1
A Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự Luận văn Luật 0
K Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hìn Luận văn Luật 0
K Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự : Luận Luận văn Luật 0
A Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn : Luận văn Th Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top