hoahongty_89

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tổng quan về người thay mặt theo pháp luật: khái niệm, bản chất của người thay mặt theo pháp luật của công ty, quan điểm ủy quyền, quan điểm pháp định, điều lệ và người thay mặt theo pháp luật trong doanh nghiệp. Thực trạng Luật doanh nghiệp 2005 về người thay mặt theo pháp luật: người thay mặt theo pháp luật của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Giới thiệu phạm vi thẩm quyền của người thay mặt theo pháp luật: giám đốc công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, nghĩa vụ và trách nhiệm của người thay mặt theo pháp luật. Nêu lên một số kết luận và kiến nghị đối với quy định về người thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp 2005

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới. Quá
trình này đặt ra những yêu cầu cũng như sự thay đổi của Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật nói chung và pháp luật kinh doanh nói
riêng được chú trọng cho sự thay đổi trên cơ sở phù hợp với quá trình hội
nhập của Việt Nam. Luật doanh nghiệp 1999 ra đời đã làm cơ sở cho nhiều
doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sự thông thoáng của nó trong việc
thành lập doanh nghiệp. Điều này phù hợp với chủ trương của nhà nước trong
việc phát triển nền kinh tế của đất nước với sự tham gia của các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Và gần đây trên cơ sở kế thừa Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp ra
đời với những quy định cụ thể hơn và rõ ràng hơn, là luật chung thay thế cho
Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 và Luật doanh nghiệp 1999, các quy định
về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 2000 và được trông đợi đáp ứng tốt hơn cho công cuộc hội
nhập của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [7, Điều 171 khoản 2].
Luật doanh nghiệp 1999 đã đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển của
Việt Nam nói chung và đối với vấn đề phát triển của doanh nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên thực tiễn với những vấn đề đặt ra cho chính bản thân doanh nghiệp
và Luật doanh nghiệp 1999 chưa giải quyết được, ngay cả Luật doanh nghiệp
là một luật mới ban hành. Một trong các vấn đề đó chính là vấn đề đại diện
theo pháp luật trong doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp 1999 và
Luật doanh nghiệp. Những bất cập về người thay mặt theo pháp luật quy định
trong Luật doanh nghiệp 1999 là có thể thấy được trên phương diện nghiên
cứu văn bản luật và trên thực tế. Nhưng Luật doanh nghiệp vẫn chưa làm rõ
được vấn đề pháp lý liên quan đến người thay mặt theo pháp luật trong doanh
nghiệp mà cơ bản nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn và đặc biệt là công ty
cổ phần. Chẳng hạn khi quy định trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên, Luật doanh nghiệp quy định "Chủ tịch Hội đồng thành viên hay giám
đốc, tổng giám đốc là người thay mặt pháp luật của công ty theo quy định tại
điều lệ công ty. Trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch Hội đồng thành
viên là người thay mặt theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều
đó" [7, Điều 49 khoản 4].
Còn đối với công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp quy định: "Trường
hợp điều lệ công ty không quy định chủ tịch là người thay mặt theo pháp
luật thì giám đốc hay tổng giám đốc là người thay mặt theo pháp luật của
công ty" [7, Điều 116 khoản 1]. Ở đây có nhiều vấn đề đáng bàn là:
i) Khái niệm người thay mặt theo pháp luật của doanh nghiệp;
ii) Thẩm quyền của người thay mặt theo pháp luật (họ có toàn quyền
thay mặt cho doanh nghiệp hay không);
iii) Quy định của Luật doanh nghiệp về người thay mặt theo pháp luật;
iv) Hậu quả pháp lý của những giao dịch vượt thẩm quyền của người
thay mặt theo pháp luật.
Nếu những vấn đề trên không được hiểu thống nhất trên phương diện
lý luận và không được quy định một cách rõ ràng trong Luật doanh nghiệp thì
sẽ làm phát sinh tranh chấp. Đây có thể sẽ là sự cản trở Việt Nam trong quá
trình hội nhập vì những quy định không rõ ràng như vậy.
Là một trong những nội dung của Luật doanh nghiệp, vấn đề người
thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều học giả bởi những quy định còn bỏ ngỏ. Nếu còn để lại nhiều kẽ hở
thì luật pháp chỉ giúp cho sự "lách luật" ngày càng nhiều và nhiều tranh chấp
phát sinh cho dù bên thứ ba tham gia giao dịch với sự thiện chí của họ. Sự
công minh, công bằng của pháp luật sẽ không còn giá trị. Nếu vấn đề người
thay mặt theo pháp luật được quy định rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn thì chắc chắn
sẽ tránh được những tranh chấp về sau này. Chính vì điều đó, tui mạnh dạn
chọn đề tài "Người thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp 2005"
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề người thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp đã có
một số tác giả nghiên cứu trên phương diện những bài báo mà chưa có nghiên
cứu nào mang tính quy mô như luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ.
Một số bài báo nghiên cứu về người thay mặt theo pháp luật của doanh
nghiệp, chẳng hạn như: "Người thay mặt pháp lý của công ty" của Luật sư
Nguyễn Ngọc Bích (Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 32, ngày 3/8/2006) và một
số bài báo của ông có đề cập vấn đề liên quan đến người thay mặt pháp luật
công ty, xác định rõ vai trò của người thay mặt theo pháp luật công ty và nêu
lên vấn đề là nên quy định ai là người thay mặt theo pháp luật trong công ty cổ
phần và trách nhiệm hữu hạn.
Một số bài báo có đề cập đến vấn đề người thay mặt nhưng không đi
sâu vào vấn đề này. Tác giả Quang Chung trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, số
25/2006, có bài; "Tranh quyền lãnh đạo cổ đông bị thiệt" đề cập đến vai trò của
người thay mặt theo pháp luật là giám đốc khi giải quyết vấn đề tranh chấp giữa
hai Hội đồng quản trị cũ và mới trong Công ty cổ phần Đay Sài gòn [18, tr. 45].
Tác giả Ngô Viễn Phú trong luận án tiến sĩ của mình với đề tài "So
sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" đề cập đến người thay mặt theo pháp
luật công ty và đưa ra quan điểm ai nên là người thay mặt theo pháp luật trong
công ty cổ phần. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa làm sáng tỏ được người đại diện
theo pháp luật trong công ty như thế nào mà chỉ đề cập là rất quan trọng liên
quan đến cán cân quyền lực trong công ty. Hơn nữa, Luật công ty Trung Quốc
1993 đã thay đổi và Luật doanh nghiệp Việt Nam 1999 cũng thay đổi nên các
vấn đề tác giả đề cập đã có một số thay đổi nhất định.
Các tác giả trong bài viết của mình có đề cập về vấn đề người đại diện
theo pháp luật trong công ty nhưng chưa được quy mô, cụ thể là vấn đề khái
niệm, thẩm quyền, vai trò của người thay mặt theo pháp luật. Vấn đề này trên
thực tế đã có nhưng những nghiên cứu về nó rất hạn chế. Đây là một trong
những điều đáng lưu ý để có thể đưa ra những khái niệm mới trên cơ sở thực
tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề liên quan về người đại
diện theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp và những vấn đề liên quan như sau:
i) Làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như bản chất pháp lý của người đại
diện theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp;
ii) Nghiên cứu và đưa ra khái niệm về người thay mặt theo pháp luật;
iii) Thẩm quyền của người thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh
nghiệp (phạm vi đại diện).
Để có thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh về người thay mặt theo pháp
luật trong Luật doanh nghiệp, tác giả luận văn tập trung vào những quy định
của Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp về người thay mặt theo
pháp luật, chỉ rõ ra được Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp và đã
quy định những gì về người thay mặt theo pháp luật và những vấn đề còn tồn
tại cần nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất pháp lý của
người thay mặt theo pháp luật, tác giả luận văn có thể đưa ra những ý kiến,
kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ, trong một chừng mực nào đó hoàn thiện
hơn pháp luật về người thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được viết trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu phân tích
tổng hợp, đọc dữ liệu, tìm kiếm và thu thập thông tin làm rõ các quy định
của pháp luật, khảo sát thực tiễn và tổng hợp các hiện tượng điển hình trên
thực tiễn.
Phương pháp so sánh được sử dụng trên cơ sở sự so sánh giữa Luật
công ty Trung Quốc 2005 và Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 1999 và
Luật doanh nghiệp về người thay mặt theo pháp luật trong công ty và những
vấn đề có liên quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về người thay mặt theo pháp luật
Chương 2: Thực trạng Luật Doanh nghiệp 2005 về người đại diện
theo pháp luật
Chương 3: Một số kết luận và kiến nghị đối với quy định của pháp
luật về người thay mặt theo pháp luật trong Luật Doanh nghiệp 2005
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Tambuisg

New Member
Re: Người thay mặt theo pháp luật trong Luật doanh nghiệp 2005 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Link download bị hỏng rùi, cho Tui xin link khác đi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam . Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
P Người đại diện trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
C Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
S Căn cứ điểm 1.c Điều 21, Luật kiểm toán độc lập năm 2011: "Người đại diện theo pháp luật, Gi Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Căn cứ điểm 1.c Điều 21, Luật kiểm toán độc lập năm 2011: "Người đại diện theo pháp Chế độ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất Tài liệu chưa phân loại 0
D Chức năng đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp FDI trong giải quyết tr Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tiểu luận Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về người đại diện của đương sự Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Bàn về quyền người đại diện của đương sự qui định tại điều 243 bộ luật tố tụng dân Tài liệu chưa phân loại 0
R Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top