a2pro_pm

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, thực trạng và giải pháp


Trong thời gian gần đây, các vụ việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng ở quy mô khá lớn liên tục được báo chí phát hiện và đưa ra trước công luận.
Trong các vụ việc ấy, phải kể đến các vụ việc liên quan đến:

- Rau nhiễm kim loại nặng trồng ở các vùng ven đô ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác do được tưới bởi nguồn nước ô nhiễm; các loại rau vẫn còn dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật nhưng vẫn được đưa ra thị trường để lưu thông;
- Thực phẩm chứa các loại hoá chất bảo quản độc hại hay một số chất độc hại: phở, bún chứa phooc-môn, các loại giò-chả có sử dụng hàn the, các loại hải sản được bảo quản bằng đạm, các loại tôm còn dư lượng chất kháng sinh;
- Vụ xăng chứa chất acetôn làm hỏng các loại xe máy;
- Vụ nước tương chứa chất 3-MCPD có khả năng gây ung thư;
- Vụ sữa bột pha nước được gắn nhãn mác là sữa tươi nguyên chất gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng v.v.
Chỉ tính riêng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, theo một đánh giá gần đây trong một Chỉ thị của Thủ tướng, công tác này vẫn còn nhiều bức xúc như: chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau quả bị ô nhiễm hoá chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản của một số cơ sở sản xuất còn dư lượng kháng sinh, hóc môn; việc sử dụng các hoá chất, phụ gia không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa được quản lý tốt, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị. Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, hàng thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh .
Ngoài ra, hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hàng hoá lưu thông trên thị trường nước ta không chỉ là các hàng hoá do các doanh nghiệp nội địa sản xuất mà còn là hàng hoá được nhập khẩu từ các quốc gia khác... Trong khi hệ thống kiểm tra, giám sát giai đoạn nhập khẩu còn nhiều bất cập... nhiều loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng tiếp tục được rủi ro. Trong thời gian gần đây, các quốc gia phát triển trong đó có Mỹ, Úc, Canada v.v. đã thu hồi hàng triệu sản phẩm thuộc hàng trăm dòng sản phẩm khác nhau như kem đánh răng, đồ chơi trẻ em, một số loại vải nhập khẩu từ Trung Quốc vì các sản phẩm này không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn đối với người tiêu dùng. Không loại trừ rằng, những sản phẩm như vậy cũng đang có mặt trên thị trường Việt Nam.
Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng trong đó phải kể đến các cơ quan quản lý về vệ sinh, an toàn thực phẩm, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã vào cuộc cùng thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý một số trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng chưa có xu hướng giảm cho thấy những biện pháp mà Nhà nước thực hiện trong thời gian qua vẫn chưa phát huy đầy đủ tác dụng mong muốn.
Điều đó có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân hàng đầu có liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp.

I. Trách nhiệm sản phẩm là gì?

Trách nhiệm sản phẩm là chế định pháp luật theo đó, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp, người bán lẻ và những người khác cung cấp sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) cho công chúng bị buộc phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại do sản phẩm của mình cung ứng gây ra trong quá trình tiêu dùng.
Đặc trưng:
- Là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm;
- Là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại phát sinh trong quá trình tiêu dùng sản phẩm.
Cũng giống như các loại quy định về trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm sản phẩm là hệ thống các quy tắc phân bổ thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan khi xảy ra thiệt hại. Vấn đề cơ bản của chế định này cần giải quyết là: khi xảy ra thiệt hại từ quá trình tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đã được nhà sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ bán, thì ai sẽ phải chịu bồi thường: nhà sản xuất, nhà phân phối hay người tiêu dùng sản phẩm?
Bản thân áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng khiến nhiều nhà sản xuất tự đưa ra những cam kết của mình trong việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia có nền kinh tế thị trường cho thấy áp lực cạnh tranh thường không đủ để đảm bảo rằng nhà sản xuất, nhà phân phối có các ứng xử đảm bảo sự hài hoà về lợi ích giữa nhà sản xuất, phân phối với người tiêu dùng. Chính vì thế, các quốc gia thường có các quy định pháp luật để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một cách giải quyết khác nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

MAINHUTDONG

New Member
Re: [Free] Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, thực trạng và giải pháp

mình muốn xin tài liệu này! Thank admin
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top