Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Thanh lý tài sản phá sản - một trong ba thủ tục của quá trình phá sản doanh nghiệp. Nghiên cứu các bước cần có khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản phá sản và mối quan hệ của thủ tục thanh lý tài sản phá sản với các thủ tục khác trong thủ tục phá sản nói chung. Từ đó, phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thủ tục thanh lý tài sản phá sản về điều kiện; về cách thức xử lý tài sản; thanh lý tài sản đến quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản phá sản
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ trong kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo
vệ. Quyền tự chủ trong kinh doanh hay nói cách khác là quyền tự do kinh
doanh được thể hiện ở: quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền được lựa
chọn lĩnh vực ngành nghề, quy mô và phạm vi kinh doanh; quyền lựa chọn
sản phẩm, hàng hoá dịch vụ để sản xuất, cung ứng; quyền lựa chọn phương
thức huy động vốn, lựa chọn đối tác trong kinh doanh; quyền tự do lựa chọn
cơ quan giải quyết tranh chấp; quyền tự do cạnh tranh… Tuy nhiên, đi kèm
với quyền tự chủ rộng rãi trong kinh doanh là nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, hàng
hoá; dịch vụ và độc lập thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh như nghĩa vụ
nộp thuế, nghĩa vụ thanh toán nợ. Quyền tự chủ trong kinh doanh, một mặt tạo
ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển, mặt khác cũng là một thách thức
lớn. Quyền tự chủ trong kinh doanh tạo cho doanh nghiệp quyền tự do cạnh
tranh hợp pháp. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đã làm không ít
doanh nghiệp phải điêu đứng, thua lỗ triền miên, không đảm bảo thực hiện các
nghĩa vụ tài chính, buộc phải chấm dứt hoạt động dẫn đến nguy cơ đối diện với
phá sản. Như vậy, phá sản là một hệ quả tất yếu của một doanh nghiệp kinh
doanh kém hiệu quả kéo dài, là quá trình sàng lọc tự nhiên mang tính quy luật
trong nền kinh tế thị trường. Qua đó, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém,
làm ăn không hiệu quả góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, cơ
cấu lại nền kinh tế. Phá sản diễn ra theo một cơ chế đặc biệt và làm phát sinh
rất nhiều mối quan hệ không chỉ giữa doanh nghiệp có nguy cơ phá sản với
Nhà nước mà còn với các khách hàng có giao dịch làm ăn với doanh nghiệp,
với những nhân viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp...
Pháp luật là những quy phạm do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực
hiện bằng chính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh.
Cơ chế phá sản làm phát sinh các mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan và
đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh. Tại Việt Nam, Luật Phá sản doanh nghiệp
được ban hành ngày 30/12/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994 đã
đánh dấu sự ra đời của hệ thống pháp luật phá sản với tư cách là một bộ phận
quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh trong bối cảnh nước ta thực
hiện nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do
được xây dựng trong giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới
nên Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 cũng bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập,
làm cản trở việc giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta. Vì vậy, Luật Phá
sản năm 2004 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành
từ ngày 15/10/2004, thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 là một
sự thay thế cần thiết và đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế nước nhà.
So với tình hình thực hiện Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, tình
hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật
Phá sản năm 2004 đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; hiệu quả
giải quyết việc phá sản ở các cấp Tòa án vẫn chưa đạt được kết quả đáng kể.
Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Luật Phá sản có
hiệu lực cho đến cuối năm 2008, đã có 195 vụ phá sản đuợc thụ lý. Tình hình
thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu giải quyết phá sản như sau:
- Năm 2005, toàn ngành tòa án thụ lý mới 11 vụ. Năm 2004 chuyển
qua 3 vụ, tổng cộng 14 vụ. Tòa án đã giải quyết được 01 vụ (chiếm 7,14%);
- Năm 2006, toàn ngành tòa án thụ lý mới 40 vụ. Năm 2005 chuyển
qua 13 vụ, tổng cộng 53 vụ. Tòa án đã giải quyết được 16 vụ (chiếm 30,2%);
- Năm 2007, toàn ngành tòa án đã thụ lý mới 144 vụ, trong đó, Tòa án
nhân dân cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 24 vụ; 31
vụ chuyển qua từ năm 2006, tổng cộng là 175 vụ. Trong đó, Tòa án đã ra

quyết định mở thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản
10 vụ, quyết định trả lại đơn 01 vụ. Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết
xong tất cả 24 vụ đã thụ lý (đều ra quyết định tuyên bố phá sản), đạt 100%.
Còn lại 151 vụ phá sản do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý được giải quyết cụ
thể: quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ,
quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 40 vụ, quyết định đình chỉ
thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản 75 vụ, còn tồn lại
51 vụ chuyển qua năm 2008 và đang được giải quyết.
Theo phản ánh của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án, cơ quan thi
hành án dân sự địa phương thì việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp còn gặp khó khăn, kéo dài là do nhiều nguyên nhân, nhưng
trước hết là xuất phát từ không chỉ những hạn chế của Luật Phá sản năm 2004
mà còn từ các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản liên quan [2, tr.3, 4].
Việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết phá sản của doanh
nghiệp và các bên liên quan cũng chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc (vi
phạm về thời hạn tố tụng, vi phạm về nghĩa vụ nộp tài liệu, báo cáo về tình
hình kinh doanh, báo cáo kiểm kê, tài chính của doanh nghiệp...). Thực tế
hiện nay đang có khoảng hơn nửa triệu doanh nghiệp, hợp tác xã (trong giới
hạn luận văn này xin được gọi chung là doanh nghiệp) đang hoạt động kinh
doanh, tỷ lệ doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ, chưa phản
ánh đúng tình trạng tài chính thực tế của các doanh nghiệp. Tình trạng nhiều
doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng không được xử lý bằng thủ tục phá sản
mà lại xử lý bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và các thủ tục
khác vẫn phổ biến. Tính kém hiệu quả của pháp luật về phá sản đã làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của nước ta. Theo kết quả công bố
trong Doing Business 2008, về thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh (trong
đó có thủ tục phá sản), Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 178 nền kinh tế thế
giới; thủ tục phá sản vẫn còn bị kéo dài (trung bình là 5 năm), hiệu quả thu
hồi nợ thấp (thường chủ nợ chỉ thu hồi được khoảng 18% số nợ). Trong kết
quả công bố tại Doing Business 2009 mới đây, tình hình này cũng không
được cải thiện hơn.
Luật Phá sản năm 2004 đã đa dạng hóa các loại thủ tục áp dụng đối với
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm: thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản, thủ tục tuyên bố phá sản. Sau khi
thụ lý đơn yêu cầu và ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ xem xét,
phân tích tình trạng tài chính và khả năng phục hồi hoạt động của doanh
nghiệp để quyết định áp dụng thủ tục nào cho phù hợp với tình hình cụ thể
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế ở hầu hết các Tòa án địa phương,
việc giải quyết phá sản mới chỉ tiến hành đến việc ra quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản, còn việc ra quyết định tuyên bố phá sản rất ít, chủ yếu là
quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp đặc biệt. Phải
chăng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật phá sản
về thủ tục thanh lý tài sản phá sản? Đó cũng chính là lý do khiến tác giả lựa
chọn đề tài: "Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam" với hy
vọng sẽ phần nào làm rõ và định hướng cụ thể để tháo gỡ những vướng mắc
do các quy định pháp luật hiện hành mang lại, góp phần đưa thủ tục phá sản
doanh nghiệp đi vào đời sống kinh doanh của các doanh nghiệp như một thủ
tục “khai tử” cho những doanh nghiệp yếu kém, tạo cơ hội “khai sinh” những
doanh nghiệp mới với tiềm lực mới, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
của Việt Nam, thay vì thực tế các doanh nghiệp muốn “chết” mà cũng không
“chết” nổi như hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là những vấn đề khái quát nhất về thủ tục thanh lý
tài sản phá sản - một trong ba thủ tục của quá trình phá sản doanh nghiệp.
Những khái niệm về tình trạng phá sản theo quan niệm của một số nước trên
thế giới cũng như pháp luật Việt Nam; nghiên cứu các bước cần có khi tiến
hành thủ tục thanh lý tài sản phá sản và mối quan hệ của thủ tục thanh lý tài
sản phá sản với các thủ tục khác trong thủ tục phá sản nói chung. Từ đó, phân
tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thủ tục thanh lý tài
sản phá sản về điều kiện; về cách thức xử lý tài sản; thanh lý tài sản đến quyết
định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản phá sản; trên cơ sở đó đưa ra những tác
động của thủ tục này tới toàn bộ quá trình giải quyết phá sản cho một doanh
nghiệp. Đưa ra các yêu cầu để hiện thực hóa các quy định pháp luật về vấn đề
này vào cuộc sống – hướng tới những giải pháp cụ thể để góp phần thực thi có
hiệu quả quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục thanh lý tài sản phá sản nói
riêng, khả thi hóa các quy định về phá sản nhằm tạo môi trường kinh doanh
và động lực mới cho phát triển kinh tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về thanh lý
tài sản phá sản, những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Tổ quản lý,
thanh lý tài sản: từ việc thành lập, chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu
cầu; sự phối hợp với Thẩm phán, chấp hành viên; chế độ làm việc, lưu giữ tài
liệu hoạt động của tổ đến vấn đề nhạy cảm là tiền thù lao cho thành viên của
Tổ. Những vướng mắc khác liên quan đến việc thực hiện quản lý và bảo toàn
tài sản phá sản: kiểm kê tài sản doanh nghiệp, xác định giá trị tài sản còn lại
của doanh nghiệp; vấn đề thu hồi tài sản phá sản. Quan trọng hơn cả là vấn đề
xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với các vấn
đề: thẩm quyền của Thẩm phán trong việc ra quyết định bán đấu giá tài sản
của doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý; trong hoạt động bán đấu giá tài
sản phá sản; giải quyết quyền sử dụng đất của doanh nghiệp bị tuyên bố phá
sản; xử lý các tài sản bảo đảm để thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm; xử lý
tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản nằm rải rác ở nhiều nơi; vấn đề
phân chia tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoananh88

New Member
Re: Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

M rất cần tài liệu này gấp mà k tải được.mong add hỗ trợ. Thaks many
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
P Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại một số Tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn Kinh tế 0
R Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa Luận văn Luật 2
N Quy chế pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam : Luận văn ThS. L Luận văn Luật 0
H Doanh nghiệp tư nhân chúng tôi mua một số tài sản cố định của một Công ty khác với giá thanh lý . Vậ Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá. Tài liệu chưa phân loại 0
D Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Một số tồn tại phát hiện qua thanh tra quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị hành ch Tài liệu chưa phân loại 2
P Các quy định pháp luật về thủ tục thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của DN, HTX lâm vào tình Tài liệu chưa phân loại 0
N Thủ tục thanh lý tài san cố định hết khấu hao thế nào hả mấy mem cho em xin hướng dẫn cách làm....? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top