huongc0ng

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Lời Nói Đầu

Trong số các xu hướng mang tính toàn cầu nổi lên trong mấy thập niên gần đây, xu hướng chủ đạo thường được đề cập đến là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá, trên thực tế là xu hướng được khởi xướng từ các nước phát triển. Nhưng cho đến nay nó đã và đang kéo tất cả các nước, kể cả các nước chậm phát triển nhất vào quỹ đạo của mình như một tất yếu lịch sử. Nó đang thiết định những nguyên tắc mới của cuộc chơi trên bàn cờ thế giới cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển. Cũng vậy, Mỹ và Việt Nam không nằm ngoài "cuộc chơi" này.
Đối với nước ta, với bước chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường mở cửa, xu hướng này cũng đang tác động rất mạnh, có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội. Trong đó, việc thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ- một siêu cường kinh tế thế giới đang là một trong những vấn đề bức xúc cần thúc đẩy.
Về phía Mỹ, sau hơn 20 năm áp đặt lệnh cấm vận kinh tế và tuyệt giao mối quan hệ với Việt Nam, đến nay Mỹ đã dần tháo bỏ những bức tường cấm đó để thực hiện quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trong đó mục tiêu kinh tế được coi là cơ sở, nền tảng chủ yếu trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, đồng thời đây cũng là kết quả tất yếu khách quan của tiến trình toàn cầu hoá đang được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ.
Do từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975 đến năm 1991, mối quan hệ Việt Mỹ hầu như bị lãng quên nên trong bản luận văn này, người viết muốn phân tích về mối quan hệ đó từ năm 1991 đến nay, bắt đầu từ mối quan hệ ngoại giao đến việc ký kết các hiệp ước kinh tế, tháo gỡ các rào cản thương mại và tài chính và việc ký kết một hiệp định thương mại cũng như những triển vọng của mối quan hệ này.
Trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc.











Chương I
Sự hình thành phát triển quan hệ Việt-Mỹ



Hiện nay trong chiến lược toàn cầu của mình, Mỹ đã có những thayđổi lớn theo hướng tập trung phát triển kinh tế. Trong bối cảnh Châu Âu -một địa bàn giao lưu kinh tế truyền thống đang có xu hướng phát triển ôn hoà thì một Châu á năng động đầy hấp dẫn đã thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của Oasinhtơn.

I.Vị thế của Châu á và chính sách của Mỹ .
1.1 Châu á khu vực kinh tế phát triển năng động và tiềm tàng của
một trung tâm kinh tế thế giới.
Khu vực Châu á sẽ khắc phục được khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển năng động, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới.
"Các nền kinh tế Châu á chắc chắn sẽ phát triển và thịnh vượng, cũng như sẽ tạo ra những sự thần kỳ mới về phát triển kinh tế". Đó là lời phát biểu tại hội nghị cấp cao các doanh nghiệp của ASEAN tại Kualalumpur của Bộ trưởng bộ ngoaị thương Trung Quốc Thạch Quảng Sinh tháng 4/2000. Ông cũng cho rằng khu vực Đông á có thể lại tạo ra một sự thần kỳ mới về kinh tế nếu các nước trong khu vực này rút ra được những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế từ năm 1997.
Châu á, với Nhật Bản nổi lên không những như một nền kinh tế thống trị khu vực mà còn là một cực của thế giới, cùng những nền kinh tế mới CNH (Nies) Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan đang vươn lên đầy thách thức với các cường quốc kinh tế trong khu vực và thế giới, theo sau đó là sự trỗi dậy của "các con rồng nhỏ" Thái lan, Malaixia, Indonêxia. Đặc biệt là sự góp mặt của Trung Quốc _ một tiềm năng kinh tế đang bùng nổ và là một sự cạnh tranh nguy hiểm cho bất cứ một cực kinh tế thế giới nào trong tương lai. Với kết cấu 3 tầng như vậy, Nước Phát triển ( Nhật Bản), các nền kinh tế mới CNH (NIEs), các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác- đang kết tạo thành mô hình " đàn sếu bay" trong đó Nhật Bản là con chim đầu đàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng Châu á có khả năng trong "Kịch Bản Châu á" tức là ra đời khối châu á hoạt động trong khuôn khổ 'đồng yên'. Theo thực định, " Kịch Bản Châu á" được hình thành do hai hướng phát triển kinh tế chính trị : Một hướng do các nguyên nhân bên ngoài tạo ra và một hướng khác do tiến trình của các sự kiện bên trong sinh ra. Thứ nhất, các mâu thuẫn thương mại giữ một bên là Đông á, một bên là Mỹ và Tây âu đã đạt đến độ gay gắt trong đó Nhật Bản, các nước Đông Bắc á, Đông Nam á luôn nêu cao chủ nghĩa khu vực. Thứ hai, thương mại bên trong khu vực và các dòng đầu tư qua lại đang được tăng cường đến mức tất yếu là cơ sở cho dòng liên kết chính trị. Trong trường hợp đó, một chính sách chung sẽ được đưa ra và hoạt động phù hợp với tổ chức thương mại thế giới (WTO) , bao quát tất cả các lĩnh vực thương mại, hoạt động đầu tư và kinh tế vĩ mô mà điều này cuối cùng sẽ dẫn đến hình thành khu vực tự do Đông á hay thị trường chung Đông á.
Hơn nữa, một lý do thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế, mậu dịch nội khu vực phát triển mạnh mẽ cũng được giải thích bằng sự không đồng đều về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực. Nó có nghĩa là mô hình phân công lao động nhiều tầng đã được các nước trong khu vực, đặc biệt nước đang phát triển, khai thác bằng cách thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế thu hút công nghệ cao và phát huy những thế lợi so sánh của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

candy151

Member
Re: [Free] Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam và Mỹ từ 1991đến nay

Bạn gửi cho mình link down nhé. Tks.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và qu Luận văn Kinh tế 0
A Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top