polygon_me

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Hệ thống hóa cơ sở và các yếu tố tác động đến sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Trình bày thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay về kim ngạch trao đổi thương mại, cơ cấu hàng hóa trao đổi và vị trí của thị trường Hàn Quốc trong ngoại thương Việt Nam. Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt về văn hóa, tâm lý, hệ thống chính sách thương mại, đầu tư, chiến lược kinh doanh của Việt Nam - Hàn Quốc và những tác động của chúng đối với việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước.Qua đó đề xuất giải pháp trong một số lĩnh vực cụ thể như thương mại, đầu tư, trao đổi dịch vụ, trao đổi lao động nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới
Luận văn ThS. Kinh tế đối ngoại -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế đến nay, Đảng và chính
phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc, các
khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt với các nƣớc thuộc Châu Á - Thái
Bình Dƣơng, trong đó có Hàn Quốc. Tính từ cuối năm 1992 khi Việt Nam và Hàn
Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay quan hệ hai nƣớc ngày càng
đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Hàn Quốc hiện là bạn hàng lớn
thứ 5 trong tổng số trên 100 nƣớc có quan hệ buôn bán với Việt Nam và là nƣớc đầu
tƣ lớn thứ 4 ở nƣớc ta. Mặc dù quan hệ kinh tế hai nƣớc đã đạt đƣợc những kết quả
khá khả quan, song thực tế đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là sự
mất cân đối quá lớn trong cán cân thƣơng mại song phƣơng. Nếu nhƣ những năm cuối
thập kỷ 1990, mức nhập siêu của Việt Nam với Hàn Quốc thƣờng trên 1 tỷ USD thì
đến năm 2005 đã tăng lên 2,75 tỷ USD và năm 2006 con số này là hơn 3 tỷ USD.
Thực tế đó đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách toàn diện, khách quan mối quan
hệ kinh tế giữa hai nƣớc trong thời gian qua từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm
góp phần thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới.
Xuất phát từ tình hình cấp thiết trên tui đã lựa chọn đề tài “Quan hệ
kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay” làm nội dung nghiên
cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nói chung, quan hệ kinh tế nói
riêng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các học giả hai nƣớc và nƣớc ngoài. Ở Việt
Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài tạp chí về chủ
đề này đƣợc công bố. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình trên đã có
một số đóng góp nổi bật:
- Nêu đƣợc các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế hai nƣớc.
- Làm rõ đƣợc thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ở bình diện
chung cũng nhƣ các lĩnh vực cụ thể.
- Đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi về mở rộng và tăng cƣờng quan hệ
kinh tế hai nƣớc.
Trong đó đáng chú ý là các công trình sau:
+ Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới
quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, Nhà xuất bản KHXH.
+ Ngô Xuân Bình và Phạm Quí Long (2000), Tăng trƣởng của Hàn Quốc,
NXB Thống kê.
+ Trần Quang Minh – Võ Hải Thanh (2005), FDI và ODA của Hàn Quốc vào
Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản KHXH.
+ Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, SUNG-YEAL KOO (2005), Hợp tác
kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Viện Khoa học xã
hội Việt Nam.
Những nền tảng cơ sở lý luận, phân tích khoa học trên là cơ sở rất quan trọng
trong việc nghiên cứu vấn đề Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong thời kỳ
mới, nhất là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Cần đánh giá đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ này nhằm tìm ra
những gợi ý giải pháp giúp phát triển hiệu quả hơn nữa trong quan hệ hợp tác kinh
tế giữa hai nƣớc, tạo tiền đề cho phát triển quan hệ kinh tế với các quốc gia khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở một số lý thuyết chủ yếu có liên quan
luận văn tập trung luận giải thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn
Quốc và từ đó nêu lên những giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời
gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở và các yếu tố tác động lên sự phát
triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Tìm hiểu những đặc điểm, thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Hàn Quốc và Việt
Nam kể từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến
nay, từ đó chỉ ra những kết quả và các vấn đề đang tồn tại cần giải quyết.
- Dự báo về triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc và
trên cơ sở đó đƣa ra những chính sách, giải pháp chủ yếu cho phíaViệt Nam
nhằm tiếp tục tăng cƣờng hợp tác với Hàn Quốc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Với mục tiêu và nội dung trên, đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu trong luận
văn là: những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng phát triển quan hệ kinh tế
Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực: đầu tƣ, thƣơng mại, hợp tác lao động và
du lịch. Vì viện trợ chính thức (ODA) của Hàn Quốc cho Việt Nam chƣa thực sự
nổi bật nên không phải là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này.
Phạm vi đề tài nghiên cứu là quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992
đến nay, trong đó để có thể làm rõ hơn một số vấn đề, ở một số mục luận văn sử
dụng cả số liệu của các năm trƣớc đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trƣớc hết luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích sự
hình thành và phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, các phƣơng pháp phân tích cụ thể là: Phân tích tổng hợp, thống
kê, so sánh, lôgíc, lịch sử cụ thể… đƣợc sử dụng để làm nổi bật thực trạng và ảnh
hƣởng của bối cảnh và các nhân tố mới khi Việt Nam gia nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế khu vực và thế giới tới quan hệ kinh tế hai nƣớc.
Ngoài ra đề tài cũng đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia nhằm tổng hợp,
phân tích đánh giá và đƣa ra những nhận xét, đoán triển vọng phát triển mối quan
hệ này trong thời gian tới.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và cập nhật thực trạng quan hệ kinh tế Việt nam - Hàn quốc
từ thập kỉ 1990 cho đến nay, đặc biệt là trong bối cảnh mới khi Việt Nam gia nhập
WTO.
- Làm rõ những nét tƣơng đồng và khác biệt về văn hoá, tâm lý, hệ thống
chính sách thƣơng mại, đầu tƣ, chiến lƣợc kinh doanh của Việt Nam và Hàn Quốc
và tác động của chúng đối với việc phát triển quan hệ kinh tế hai nƣớc.
- Đƣa ra một số gợi ý giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả hơn nữa
mối quan hệ này trong thời gian tiếp theo.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
các bảng, biểu đồ, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: “Cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn
Quốc” Chƣơng này sẽ hệ thống hoá cơ sở và các yếu tố tác động đến sự phát triển
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai.
Chƣơng 2 “Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc từ năm
1992 đến nay” tập trung làm rõ những đặc điểm và thực trạng cơ bản của quan
hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn từ 1992 nay trong các lĩnh vực trao đổi hàng
hoá, đầu tƣ… đƣa ra đánh giá chung về sự phát triển của mối quan hệ này.
Chƣơng 3 “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ kinh tế Việt
Nam - Hàn Quốc” đƣa ra dự báo về xu hƣớng phát triển của mối quan hệ này, từ
đó đề ra các giải pháp chung và cụ thể nhằm tăng cƣờng và mở rộng quan hệ
kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

candy151

Member
Re: [Free] Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay

Nhờ bạn gửi cho mình link down nhé. Tks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và qu Luận văn Kinh tế 0
A Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp Marketing hướng tới các mối quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top