fan_tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, khối lượng tri
thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn khiến
cho các phương pháp dạy học truyền thống trở nên không còn hiệu quả và
không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Chính điều đó đã đặt ra cho nền
giáo dục nước nhà là cần thiết phải có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI (nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo sau
2015 đã định hướng rõ ràng rằng: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học.” [20].
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo
dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” [20].
1.2. Xuất phát từ điều kiện học tập và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức
liên môn
Bản thân thế giới tự nhiên là một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ
với nhau, vì thế từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện các khoa học liên ngành, gian
ngành hình thành nên những kiến thức đa ngành, liên ngành. Xu hướng hiện
nay của khoa học chính là tiếp tục phân hóa sâu song song với tích hợp liên
môn, liên ngành ngày càng rộng.
Việc giảng dạy các môn khoa học tại trường học hiện nay cần
phản ánh được chiều hướng phát triển của khoa học trên thế giới, không thể
giảng dạy các môn khoa học một cách riêng lẻ như trước. Mặt khác, với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lượng kiến thức mới được cập nhật ngày càng
nhiều và nhanh, thời gian học tập ở trường lại có hạn nên do đó cần chuyển từ
dạy học riêng rẽ sang dạy học tích hợp liên môn vừa giúp học sinh nắm kiến
thức một cách toàn diện, nhiều chiều mà còn tiết kiệm được thời gian dạy học
tại trường.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm của kiến thức Sinh học 11 nội dung Sinh lý thực
vật và thực trạng dạy học Sinh học 11 ở các trường THPT
Không có bất cứ ngành khoa học nào không có sự tích hợp tri thức của
nhiều lĩnh vực. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích - cấu
trúc” sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống”. Sự thống nhất của các thao tác tư
duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc - hệ thống” đem lại
cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa các ngành khoa học. Xu thế phát
triển của khoa học là ngày càng phân hóa sâu, song song với tích hợp liên
môn, liên ngành ngày càng mạnh. Điều đó dẫn đến một tất yếu là không thể
giảng dạy các khoa học như các lĩnh vực tri thức riêng lẻ.
Sự phát triển của Sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sinh
học là ngành khoa học nghiên cứu sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu
bản chất của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới sống, khám phá các
quy luật sinh học. Bản chất của sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô
sinh và hữu sinh của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ, giữa con
người và thiên nhiên, giữa các hiện tượng vật lý, hóa học, khí hậu, thổ
nhưỡng,…. Vì vậy, Sinh học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ với các
môn khoa học khác như Vật lý, Hóa học, Địa lý,… Không những thế, Sinh
học còn là bộ môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức Sinh học được hình
thành trên cơ sở các thí nghiệm, thực nghiệm của các nhà khoa học và thực
tiễn lao động sản xuất cũng như quá trình đấu tranh với thiên nhiên của con
người. Con người lại sử dụng chính các kiến thức đã tích lũy được để phục vụ
đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y học, bảo vệ môi trường….). Do
đó, trong dạy học Sinh học cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với
các ngành, các chuyên ngành khoa học khác.
Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, kiến thức Sinh học tăng rất
nhanh theo thời gian và có nhiều sự đổi mới, cũng như sự xuất hiện của rất
nhiều các phân ngành nhỏ mới.
Các đặc trưng này đã chi phối việc sử dụng các phương pháp dạy học
truyền thống trở nên không còn phù hợp. Nhằm nâng cao hiệu quả học tập của
học sinh, rút ngắn thời gian dạy học thì việc sử dụng tích hợp liên môn trong
dạy học Sinh học là một lựa chọn sáng suốt và dần trở thành một xu thế phổ
biến.
Từ các lý do nêu trên đã gợi cho người viết lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Tích hợp liên môn trong dạy học nội dung Sinh lý thực vật - Sinh học 11
- THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số chủ đề tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nội
dung Sinh lý thực vật - Sinh học 11 - THPT nhằm nâng cao hiệu quả học tập
của HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy học.
- Điều tra, khảo sát việc sử dụng tích hợp liên môn trong dạy học Sinh
học nói chung và Sinh lý thực vật nói riêng của GV.
- Phân tích nội dung kiến thức về Sinh lý thực vật - Sinh học 11 -
THPT nhằm xác định các nội dung có thể sử dụng tích hợp liên môn và các
kiến thức Toán, Lý, Hóa,… có liên quan từ đó thiết kế các giáo án, chủ đề sử
dụng tích hợp liên môn trong dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề
tài.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh và giáo viên trường THPT Trần Hưng
Đạo tham gia các giờ dạy học nội dung Sinh lý thực vật - Sinh học 11 -
THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung tích hợp liên môn trong dạy học
nội dung Sinh lý thực vật - Sinh học 11 – THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung Sinh lý thực vật - Sinh học 11 - THPT.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng tích hợp liên môn trong dạy học nội dung Sinh lý thực vật -
Sinh học 11 - THPT sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu về lý luận
dạy học và các tài liệu liên quan đến tích hợp liên môn.
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát: phương pháp này được sử dụng nhằm
thu thập thông tin, tìm hiểu thực tiễn sử dụng tích hợp liên môn của GV trong
dạy học nội dung Sinh lý thực vật - Sinh học 11 - THPT.
7.3. Phương pháp thực nghiệm: sử dụng thực nghiệm sư phạm trên hai lớp
ĐC và TN nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần “Mở đầu”, phần “Kết luận”, các danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, sơ đồ, biểu bảng, phần “Nội dung” có cấu trúc như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Tích hợp liên môn trong dạy học nội dung Sinh lý thực vật
Sinh học 11 - THPT
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Kết luận và khuyến nghị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nhunho

Member
Re: Tích hợp liên môn trong dạy học nội dung Sinh lý thực vật Sinh học 11 trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 11

link download bị hong nho mod cap nhat link mới
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top