razvanvoicu79

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 2
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế 2
II. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại Việt Nam 2005 4
CHƯƠNG II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005 7
I. Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 1980 7
1. Sự hình thành và phát triển của công ước Viên 1980 7
2. Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 1980 9
II. Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại Việt Nam 2005 17
1. Sự hình thành và phát triển của luật thương mại Việt Nam 2005 17
2. Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại Việt Nam 2005 19
III. So sánh quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 1980 và theo luật thương mai Việt Nam 2005 26
1. Sự giống nhau 26
2. Sự khác nhau 28
Chương III: Một số kiến nghị 31
KẾT LUẬN 32
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Và nhà nước ta cũng đã thay đổi pháp luật để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng hơn trong việc nẵm vững pháp luật, để tránh được những rủi ro không đáng có.Tuy nhiên,các chủ thể này có hay chăng thì cũng chỉ biết về pháp luật trong nước mà thôi. Chính vì thế mà tồn tại một thực tế là còn khá nhiều thương nhân trong nước tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, điều này xuất phát từ việc chưa nắm và hiểu rõ các vấn đề liên quan đến luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mà hầu hết các quốc gia hiện nay khi tham gia kí kết gia nhập Công ước Viên, hay các hợp đồng mua bán quốc tế này sẽ đều chọn Công ước Viên là luật áp dụng, mà Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên nên cần hiểu rõ hơn về những quy định của Luật thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế để từ đó có thể áp dụng đúng luật, tránh tổn hại không đáng có xảy ra. Chính vì vậy, tui chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế”.





NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Vì vậy đối tượng điều chỉnh của Công ước này là các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, Công ước này lại không quy định thế nào là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Nhưng ta có thể hiểu hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động của các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau tiến hành mua bán hàng hóa theo đó bên bán giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa còn người mua thì nhận hàng.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức thể hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, cũng như “hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế”, Công ước Viên 1980 cũng không quy định trực tiếp về hợp đồng mua bán mà chỉ quy định gián tiếp khi quy định tại điều 1 Công Ước Viên: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.” Như vậy có thể hiểu hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên kia và nhận thanh toán; còn bên mua thì có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
chủ đề rất hay , bạn cho mình xin link download bản đầy đủ. Thank !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
N Một số giải pháp và kiến nghị về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai Luận văn Kinh tế 0
D Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã Luận văn Luật 0
E Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù Kinh tế chính trị 0
J Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S. Montesquieu trong "Bàn về tinh thần pháp luật" và ý nghĩa Kinh tế chính trị 2
N Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Vi Kinh tế chính trị 1
N Sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việ Luận văn Luật 0
S Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top