Rylan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Nghiên cứu khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án. Nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trƣờng sức lao động là hàng hóa đặc biệt quan trọng,
đặc biệt vị thế yếu thƣờng thuộc về phía ngƣời lao động, để ngăn ngừa tình
trạng lạm dụng quá đáng từ phía ngƣời sử dụng lao động, Luật lao động đã có
những quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời lao động, đồng thời bảo
vệ quyền và lợi ích của ngƣời sử dụng lao động. Một trong các quy định đó là
các chế định về việc giải quyết các tranh chấp lao động tại Tòa án.
Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án là nội dung cơ bản của pháp
luật lao động, vì vậy Nhà nƣớc Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 2004 Bộ luật tố tụng dân sự đƣợc Quốc
hội thông qua đã thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động
đã đƣa ra một diện mạo mới đối với thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động. Năm 2002 Bộ luật lao động đƣợc sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất, đến
năm 2006 Bộ luật lao động lại tiếp tục sửa đổi, bổ sung lần thứ hai trong đó
đặc biệt sửa đổi toàn bộ Chƣơng về tranh chấp lao động. Năm 2010 Bộ luật
Tố tụng dân sự đƣợc sửa đổi, bổ sung. Nhƣ vậy với sự phát triển, hoàn thiện
của hệ thống pháp luật lao động việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
đã có nhiều thay đổi.
Bên cạnh đó tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa
án trong thời gian gần đây cho thấy Tòa án là một trong những cơ quan có
thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động tuy nhiên tuy các tranh
chấp lao động xảy ra trong thực tế là nhiều, nhƣng số vụ việc đƣa đến tòa án
thì rất hạn chế. Tình trạng này phát sinh do nhiều nguyên nhân nhƣ: thủ tục
hòa giải tại cơ sở còn nhiều vƣớng mắc, sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải
quyết tranh chấp lao động của ngƣời lao động còn hạn chế, các tổ chức tƣ vấn
cho ngƣời lao động chƣa phát huy hiệu quả… hiệu quả giải quyết tranh chấp
lao động còn một số mặt hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế. Tỷ
lệ các vụ án của tòa án cấp sơ thẩm phải cải sửa tƣơng đối cao, một số vụ án
phải kéo dài, có vụ tới ba hay bốn năm do phải hủy để xét xử lại; quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên không đƣợc khôi phục kịp thời. Những hạn chế
đó đã gây những tác động tiêu cực đến quan hệ lao động đặc biệt là trong cơ
chế thị trƣờng hiện nay.
Do vậy, nghiên cứu vấn đề "Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa
án theo pháp luật Việt Nam" là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để
hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nƣớc và môi
trƣờng kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động nói chung và
pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói chung vấn đề này đã đƣợc các
nhà khoa học, luật gia quan tâm nghiên cứu ở các mức độ khác nhau. Đã có
những công trình, bài viết khoa học về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
hay liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án đã đƣợc công bố
nhƣ: Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Khoa luật, Đại học Xã hội và Nhân
văn quốc gia, 2000; Giáo trình Luật lao động Việt Nam, của Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội, 2010; Thủ tục giải quyết các vụ án lao động theo Bộ luật Tố tụng
dân sự, của Phạm Công Bảy, Nxb Chính trị quốc gia, 2006; Luận văn thạc sĩ
Luật học: Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, do Vũ Thị Thu Huyền thực hiện năm 2002; Luận án tiến
sĩ Luật học: Tài phán lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam, do Lƣu
Bình Nhƣỡng thực hiện năm 2002; các bài viết: Những điểm mới về tranh
chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật lao động năm 2006, của Nguyễn Thị Xuân Thu, Tạp
chí Luật học, số 7/2007; Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án -
Một số bất cập và hướng hoàn thiện, của Lê Thị Hoài Thu; Giải quyết tranh
chấp lao động tại Tòa án nhân dân - từ pháp luật đến thực tiễn và một số kiến
nghị, của Phạm Công Bảy, Tạp chí Luật học, số 9/2009...
Tuy nhiên hệ thống pháp luật lao động từ năm 2002 đến nay đã có
nhiều thay đổi, đặc biệt là việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,
Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2010 và Chƣơng về tranh
chấp lao động của Bộ luật lao động đã đƣợc sửa đổi hoàn toàn năm 2006. Bên
cạnh đó các bài viết và công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu việc
giải quyết tranh chấp lao động nói chung hay nghiên cứu một trƣờng hợp
tranh chấp lao động cụ thể chứ chƣa có công trình nào đề cập đến việc nghiên
cứu sâu sắc, có hệ thống và toàn diện vấn đề giải quyết tranh chấp lao động
tại Tòa án. Do đó, giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án vẫn là vấn đề cần
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về giải
quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng, từ đó chỉ
ra những bất cập để đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án trên thực tế.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc giải quyết tranh chấp lao
động tại Tòa án, cụ thể là:
- Nghiên cứu khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án.
- Nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án ở
Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực
tiến giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết
tranh chấp lao động tại Tòa án dƣới góc độ của luật lao động đồng thời đề cập
đến một số quy phạm của luật tố tụng dân sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết
mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng giải
quyết các tranh chấp lao động tại Tòa án trong giai đoạn từ năm 2005-2009.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
quan điểm của Đảng.
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
từ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc và pháp luật, về quyền con
ngƣời và quyền công dân trong xã hội, những luận điểm khoa học trong các
công trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa
học Việt Nam.
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể để làm sáng
tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tƣơng ứng, đó là các phƣơng pháp nghiên cứu
nhƣ: phƣơng pháp luận, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu….
6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn đƣa ra những vấn đề mới
sau đây:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

wicket

Member
Re: Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Thank bạn đã post bài, bạn sửa lại link giúp mình với. Mình không thể tải được
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top