newbies_kid19

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và đổi mới chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay



Mục Lục
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan lý luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
I/- Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái là gì ?
2. Các nhân tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá
3. Tại sao tỷ giá hối đoái là quan trọng
II/-Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào tỷ giá hối đoái
1. Vai trò của Ngân hàng trung ương và các công cụ điều chỉnh tỷ giá
1.1- Các loại hình can thiệp của Ngân hàng Trung ương
1.2- Mục đích ,khả năng can thiệp của Ngân hàng TW
1.3- Các công cụ can thiệp
2. Luận cứ lựa chọn chính sách tỷ giá
2.1- Chế độ tỷ giá tối ưu
2.2- Các yêu cầu khi lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái
2.3- Tỷ giá hối đoái với điều chỉnh hoạt động k/tế đối ngoại
III/-Lịch sử phát triển chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới
1. Chế độ bản vị vàng
2. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods 1944
3. Chế độ tỷ giá thả nổi
Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách quản lý
tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay
I/- Nhìn lại sự phát triển của hệ thống tỷ giá ở Việt Nam
1. Giai đoạn từ năm 1955 đến 1989
2. Giai đoạn từ năm 1989 đến 1992
3. Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995
4. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay
II/- Đánh giá về cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam
1. Những mâu thuẫn và nan giải
1.1- Chú trọng duy trì sự ổn định bền vững tỷ giá hối đoái
1.2- Mắc kẹt trong vòng “ kim cô” được hình thành bởi sự neo giữ chặt và cứng nhắc tỷ giá đồng Việt Nam và Dollar Mỹ
2. Những biến chuyển gần đây ở Việt Nam
3. Sự đổi mới về chất trong việc điều tiết tỷ giá trên cơ sở thị trường
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu cho việc đổi mới chính sách
quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay
I/- Sự cần thiết của việc đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay
II/- Giải pháp nhằm góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay
1. Dự báo tổng quát về thực trạng nền kinh tế trong thời gian trước mắt và xác định chế độ tỷ giá phù hợp
1.1- Mục tiêu kinh tế dài hạn và chế độ tỷ giá hối đoái
1.2- Điều kiện tài chính tiền tệ Việt Nam và chế độ tỷ giá hối đoái
1.3- Bối cảnh kinh tế chính trị thế giới có tác động đến Việt Nam và vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái.
2. Giải pháp về cách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước.
3. Nâng cao năng lực các công cụ cơ bản trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái.
3.1- Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
3.2- Đối với công cụ lãi suất.
3.3- Đối với công cục hành chính.
4. Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao.
4.1- Phân định rõ ràng mối quan hệ giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
4.2- Đối với chính sách tiền tệ, không ngừng chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ, công cụ chủ chốt trong việc phối hợp chính sách.
4.3- Đối với chính sách tài chính, nguồn vốn trong nước là giải pháp khả dĩ cho việc bù đắp thâm hụt ngân sách.
5. Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối.
Lời kết.

Những số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND từ giữa năm 1990 mà đỉnh cao là cuối năm 1991, lúc này 1 USD gần bằng 13.000 VND. Nguyên nhân chính làm cho USD tăng giá là do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán quốc tế, sự thâm hụt tài chính của Chính phủ và mức độ lạm phát nặng nề của Việt Nam. Cuối năm 1992, nguồn ngoại tệ kiều hối đổ về khá lớn làm tăng cung về ngoại tệ, mặt khác Ngân hàng nhà nước kiên trì quan điểm ổn định tỷ giá bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp về cơ bản được đáp ứng, nạn lạm phát gần như được chặn lại, tạo lòng tin cho dân chúng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, giải toả được tâm lý đầu cơ. Đó chính là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho xu hướng lên giá của đồng đô la bị chặn lại, tỷ giá USD/VND không những không tăng mà còn giảm xuống.
3. Giai đoạn từ năm 1992-1995.
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải toả khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh voà kinh doanh nhập khẩu. Đồng thời ngoại tệ từ bên ngoài vào nhiều (ước tính từ ngày 1 đến 18/1/1993 nhân dịp Tết nguyên đán, có khoảng 60 ngàn người Việt Nam ở nước ngoài về ăn tết, mang về một lượng ngoại tệ khoảng 300 đến 400 triệu USD) nên tình hình cung - cầu ngoại tệ đảo ngược so cùng ký mọi năm, cung lớn hơn cầu, giá đô la giảm nhanh. Mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội trong tháng năm 1993 là 10.300 đến 10.400 VND/USD.
Tình trạng USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, nên Ngân hàng nhà nước phải can thiệp nhằm tăng giá đồng đô la. Từ tháng 3/1993, USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định.
Tháng 9/1994, thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng được thành lập, Ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trong ngày, tỷ giá chính thức vẫn được Ngân hàng nhà nước công bố, chỉ có biến động là có sự thay đổi. Từ cuối năm 1994, USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt là so với Yên Nhật, nhưng trên thị trường Việt Nam giá đô la vẫn tương đối ổn định và tăng ở mức độ nhỏ tạo điều kiện cân đối lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại.
4. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay.
Năm 1996 mức thâm hụt cán cân thương mại ở nước ta lên đến 4 tỷ đô la, tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên đến 16%, nhu cầu về USD tăng tạo sức ép giảm giá lên VND. Do vậy Ngân hàng nhà nước đã mở rộng biên độ giao động của tỷ giá từ 0,5% lên 1% và tháng 2/1997 là 5%, bên cạnh đó tỷ giá chính thức cũng nâng lên dần. Ngày 2/7/1997 ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á bắt đầu phát ra từ Thái Lan, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng về mặt buôn bán, thanh toán và cả về tâm lý. Ngày 13/10/1997, Ngân hàng nhà nước công bố quyết định nới rộng biên độ tỷ giá mua bán ngoại tệ lên 10% so với tỷ giá chính thức. Cầu ngoại tệ trên thị trường rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại thường xuyên bám sát mức trần cho phép. Đầu năm 1998, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường như: Quy chế về giao dịch ngoại hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, quy định về trạng thái ngoại tệ, trạng thái tiền đồng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đặc biệt là hai lần chủ động điều chỉnh tỷ giá. Lần thứ nhất ngày 16/2/1998 Ngân hàng nhà nước quyết định nâng tỷ giá từ 11.175 VND/USD lên 11800 VND/USD làm tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại xấp xỉ với giá trên thị trường tự do. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 7/8/1998, tỷ giá chính thức được nâng từ 11800 VND/USD lên 12998 VND/USD, tăng 16,3%. Bên cạnh đó, biên độ giao dịch ngoại tệ cũng được thu hẹp lại còn 7% chứ không phải là 10% như trước đây. Việc chủ động điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng nhà nước đã làm thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá cuả Ngân hàng thương mại và tỷ giá trên thị trường tự do.
II/- Đánh giá về cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam
1. Những mâu thuẫn và nan giải.
1.1- Chú trọng duy trì sự ổn định bền vững tỷ giá hối đoái.
Việc duy trì sự ổn định bền vững tỷ giá hối đoái được hình thành bởi nỗi ám ảnh về sự bùng phát lạm phát trở lại. Bởi lẽ hầu hết các tác nhân cho một cuộc tái lạm phát vẫn còn đó. Ngân sách càng căng thẳng do nhu cầu chi rất lớn, đặc biệt chi cho đầu tư phát triển, vượt quá khả năng thu để bù đắp từ một nền kinh tế chủ yếu dựa nền tảng chính là nông nghiệp còn lạc hậu. Thâm hụt Ngân sách khó bề trang trải luôn là áp lực đối với việc phát hành tiền để bù đắp thông qua tín dụng Ngân hàng là nguyên nhân trực diện gây lạm phát. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng nhanh gắn liền yêu cầu mở rộng đầu tư trong nước bình quân năm (thời kỳ 1990-1996) khoảng 35%, vượt quá khả năng tích luỹ còn rất hạn hẹp của nền kinh tế (khoảng 15-16% GDP hàng năm) cũng là một nguyên nhân buộc mở rộng cơ số tiền tệ quá mức, có thể dẫn đến lạm phát. Cuối cùng, hệ thống tài chính Ngân hàng mới sắp xếp lại, phát triển ở trình độ hết sức sơ khai, công cụ điều hành chính sách tiền tệ còn thiếu và yếu kém, chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nền kinh tế chưa cao... là những nguy cơ tiềm ẩn không thể xem thường đối với lạm phát. Mọi yêu cầu điều hành tiền tệ lúc này chủ yếu hướng vào ổn định sức mua đồng tiền là chính, bảo toàn tích luỹ, khuyến khích đầu tư cho phát triển. Chính sách tỷ giá được hình thành trên cơ sở thiên về cố định hơn là thả nổi, mặc dù có sự điều tiết không thường xuyên của Ngân hàng nhà nước nhằm vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa kiểm soát nhập khẩu hợp lý. Nói chung, chính sách tỷ giá hối đoái này đã đóng góp đáng kể vào thực hiện các mục tiêu đã nêu, nhưng chủ yếu mới thiên về "hướng nội", nổi bật là khuyến khích tích luỹ giá trị dưới dạng nội tệ hơn là ngoại tệ (chủ yếu là đồng đô la), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ nước ngoài đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng cố định hoá tỷ giá hối đoái năm 1992 đến gần nửa cuối năm 1997 (trước khủng hoảng tiền tệ châu á) cũng góp phần thúc đẩy làn sóng đô la hoá khuyến khích đầu cơ ngoại tệ qua Ngân hàng, tăng rủi ro tỷ giá hối đoái và khả

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

binhnguyen2912

New Member
Re: [Free] Tỷ giá hối đoái và đổi mới chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

bạn ơi upload cho mình xin bài bày nhé, Thank bạn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top