yul_rukawa

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khái quát những nét chung nhất về bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và nội dung cuộc tiếp biến văn hóa Đông - Tây. Đi sâu nghiên cứu cuộc tiếp biến văn hóa này qua nhà báo, học giả Phan Khôi. Phân tích, đánh giá hoạt động báo chí của Ông trong những năm 1928-1939, giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp báo chí của Phan Khôi trước Cách mạng tháng Tám 1945, với hàng ngàn bài đăng báo. Nêu nhận xét về những đóng góp và hạn chế của nhà báo, học giả Phan Khôi trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, trong quá trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam; vị trí, vai trò của Phan Khôi như một sản phẩm của cuộc tiếp biến văn hóa Đông - Tây buổi đầu thế kỷ XX
Mở đầu
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ba thập kỷ đầu thế kỷ XX là thời kỳ mang tính bản lề quan trọng trong
toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam cận – hiện đại. Bởi đây chính là thời kỳ
quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử Việt Nam trong những bước ngoặt
tiếp theo, tạo ra tiền đề về tư tưởng, tổ chức và lực lượng cho sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc ở giai đoạn sau, mà sớm nhất là thắng lợi của
cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Cũng bởi vị trí quan trọng đó, thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX (ba thập
niên đầu) đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trên lĩnh vực báo chí, cho đến thời điểm hiện tại (năm 2007),
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính tổng kết một cách đầy đủ,
khách quan về ảnh hưởng của cuộc tiếp biến văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ
XX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam đến đời sống báo chí và qua
lăng kính báo chí – một sản phẩm trực tiếp của cuộc xâm lăng và “khai hóa văn
minh phương Tây”.
Phan Khôi (1887-1959) là một trường hợp khó có thể không nhắc đến khi
nghiên cứu văn hóa Việt Nam buổi đầu thế kỷ XX, bởi tầm vóc, vai trò to lớn
của ông đối với nền văn hóa nước nhà trong buổi giao thời Đông – Tây.
Thế nhưng, cho đến thời điểm này, chỉ có một số công trình lẻ tẻ, chưa
toàn diện giới thiệu về tiểu sử học giả Phan Khôi cùng một số bài đăng báo của
ông thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX, như Nhớ cha tui của Phan Thị Mỹ
Khanh, Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2001, Phan Khôi – Những tác phẩm đăng
báo năm 1928, 1929, 1930, 1931 của nhà sưu tập Lại Nguyên Ân, mà lại thiếu
vắng những công trình khảo cứu, đánh giá khách quan, khoa học những đóng
góp của học giả này đối với nền học thuật, tư tưởng, văn hóa nước nhà qua hoạt
động báo chí của ông.
Tháng 8.2007, nhân 120 năm ngày sinh Phan Khôi, lần đầu tiên Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay đã tổ chức lễ kỷ niệm tại hội trường
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (25 Tông Đản, Hà Nội), với sự có mặt của một
số nhà nghiên cứu cùng con cháu dòng họ Phan Khôi. Tuy nhiên, buổi gặp mặt
này mới chỉ hé mở đôi chút câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Khôi
nhằm “giải oan” cho ông, chưa phải là một cuộc hội thảo khoa học được chuẩn
bị công phu, nghiêm túc, khách quan.
Với mục đích làm sáng rõ một “khoảng mờ” trong lịch sử cận đại Việt
Nam qua trường hợp cụ thể của một học giả từng một thời bị rơi vào quên lãng
(thậm chí không được nhắc đến vì “nhạy cảm” chính trị), luận văn Thạc sĩ khoa
học “Tiếp biến văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX: Nhìn từ góc độ báo chí, qua
trường hợp Phan Khôi” là công trình nghiên cứu đầu tiên của khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) về
nhân vật Phan Khôi và những đóng góp cũng như hạn chế của ông trong cuộc
tiếp biến văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX.
Song, trong khuôn khổ, phạm vi đề tài, chúng tui chỉ nghiên cứu, tiếp cận
dáng học giả Phan Khôi dưới góc độ báo chí, qua những tác phẩm của ông
được đăng tải trên các báo tiếng Việt trước năm 1945. Sau năm 1945, Phan Khôi
vẫn tiếp tục sự nghiệp báo chí cho đến khi ông mất – năm 1959. Tuy nhiên,
chúng tui không đi sâu nghiên cứu những hoạt động báo chí, văn học và chính
trị của ông sau năm 1945, hay thời kỳ ông có liên quan đến Nhân Văn – Giai
Phẩm, bởi đó là phạm vi của một đề tài khác.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cuộc tiếp biến văn hóa Đông – Tây
đầu thế kỷ XX và hơn 4.000 tác phẩm đăng báo của học giả Phan Khôi thời kỳ
từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, cùng những đóng góp, tác động, ảnh hưởng của
ông đối với đời sống văn hóa – chính trị Việt Nam thời kỳ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Tiếp cận cuộc tiếp
biến văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của nó qua một trí thức
Tây học điển hình – học giả Phan Khôi và những hoạt động báo chí của ông. Từ
đó, luận văn bước đầu đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế của nhân vật
Phan Khôi và của cuộc tiếp biến văn hóa Đông – Tây đối với việc xây dựng nền
văn hóa, học thuật, tư tưởng Việt Nam.
Khi đặt vấn đề nghiên cứu hoạt động báo chí của Phan Khôi dưới ảnh
hưởng của cuộc tiếp biến văn hóa Đông – Tây, chúng tui chỉ mong muốn thu
hẹp dần khoảng cách giữa sự thật lịch sử – sự thật khách quan và sự thật qua
lăng kính của nhà sử học để cố gắng đưa ra câu trả lời tương đối cho một vấn đề
trong lịch sử Việt Nam cận đại và cho một nhân vật có đóng góp, ảnh hưởng
không nhỏ trong tiến trình lịch sử, nhưng vì một số lý do khách quan, đã bị rơi
vào quên lãng. Trả lại sự khách quan, công bằng cho quá khứ, thiết nghĩ, đó là
một trong những nhiệm vụ chính yếu của sử học.
Tuy nhiên, những luận điểm, đánh giá trong luận văn “Tiếp biến văn hóa
Đông – Tây đầu thế kỷ XX: Nhìn từ góc độ báo chí, qua trường hợp Phan Khôi”
mới chỉ là sơ bộ kết quả nghiên cứu. Trong điều kiện quỹ thời gian eo hẹp cùng
những hạn chế về mặt khách quan, chủ quan, chúng tui không dám tham vọng
coi đây là công trình hoàn bị nhất, bởi lẽ, việc tìm kiếm sử liệu về Phan Khôi
chắc chắn vẫn còn là câu chuyện dài, và còn phải tiếp tục làm tốn kém thời gian
cũng như công sức của những nhà nghiên cứu rất nhiều năm sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, chúng tui sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp...
5. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm 3 chương và các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo. Phần Mở đầu nêu rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, cũng như
phương pháp nghiên cứu. Chương 1 đề cập những nét chung nhất về bối cảnh
lịch sử – xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và nội dung cuộc tiếp
biến văn hóa Đông – Tây. Chương 2 đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc tiếp
biến văn hóa Đông – Tây qua một “sản phẩm” cụ thể – nhà báo, học giả Phan
Khôi. Trong chương này, chúng tui phân tích, đánh giá hoạt động báo chí của
Phan Khôi trong các năm tiêu biểu từ 1928 đến 1939 (có thể coi đây là giai đoạn
rực rỡ nhất trong sự nghiệp báo chí của Phan Khôi trước Cách mạng tháng Tám
1945, với hàng nghìn bài báo, mà tư liệu hiện tại của chúng tui mới dừng ở con
số 4000, và chắc chắn trên thực tế, con số này còn nhiều hơn thế, nhưng do
nguồn tư liệu tản mát, thất lạc trong và ngoài nước, nên chúng tui vẫn chưa thể
thu thập đầy đủ). Bên cạnh đó, chúng tui cũng điểm lại những nét chính trong
diện mạo của một số tờ báo mà Phan Khôi tham gia sản xuất, cộng tác, và cũng
là những tờ báo có ảnh hưởng tương đối lớn trong thời kỳ trước năm 1945, như
Thần Chung, Đông Pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn, Phụ Nữ Tân Văn, Tràng An
báo, Sông Hương, Tao Đàn, v.v... Chương 3 đưa ra nhận xét về những đóng góp
và hạn chế của nhà báo, học giả Phan Khôi trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng đầu
thế kỷ XX. Phần Kết luận đánh giá tổng kết chung về vị trí, vai trò của nhà báo
– học giả Phan Khôi như một sản phẩm của cuộc tiếp biến Đông – Tây đầu thế
kỷ XX. Danh mục Tài liệu tham khảo liệt kê những tư liệu đã tham khảo trong
quá trình thực hiện luận văn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo quản và chế biến rau quả (Nguyễn Vân Tiếp & Quách Đĩnh & Nguyễn Văn Thoa) Nông Lâm Thủy sản 0
D Vấn đề tiếp biến văn hóa trong các trò chơi truyền hình Tài liệu chưa phân loại 0
H Từ rượu trong văn hóa Tây Nam Bộ nhìn về sự ảnh hưởng và tiếp biến của nó trong văn hóa Thăng Long – Tài liệu chưa phân loại 0
D Phương pháp điều khiển trực tiếp momen đối với hệ truyền động biến tần động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu Khoa học kỹ thuật 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu - Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh Khoa học Tự nhiên 0
V Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam - Tiếp cận từ gó Luận văn Kinh tế 1
T Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
O Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Phạm trù "Trung, hiếu" trong Nho giáo và sự tiếp biến của chúng khi du nhập vào Vệt Nam Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top