manocanhthuong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

1.Lý do chọn đề tài. 1
2. Tính cấp thiết của đề tài. 2
3. Mục tiêu của khoá luận. 2
4. Kết cấu của khoá luận 3
Chương I: Cơ sở lý luận về nghệ thuật ẩm thực 4
1. Một vài lý luận về nghệ thuật ẩm thực 4
1.1. Lý luận chung về vấn đề ẩm thực 4
1.2. Những đặc điểm của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. 5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. 6
1.4. Những đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội 6
1.5. Một số món quà Hà Nội tiêu biểu 9
2. Vai trò của ẩm thực trong cuộc sống đời thường và trong du lịch 13
2.1. ẩm thực trong cuộc sống đời thường 13
2.2. Vai trò và ý nghĩa của nghệ thuật ẩm thực đối với du lịch 14
2.3. Xu hướng du lịch trong những năm gần đây và văn hoá ẩm thực trong hoạt động du lịch. 16
Chương II: Thực trạng của ẩm thực Hà Nội hiện nay và văn hoá ẩm thực trong hoạt động du lịch thủ đô 19
1. Thực trạng của ẩm thực Hà Nội hiện nay 19
1.1.Về món ăn 19
1.2. Về đồ uống 27
1.3 Đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực và du lịch. 31
2. Văn hoá ẩm thực trong hoạt động du lịch của Hà Nội hiện nay 33
2.1 Đối với khách du lịch đến Hà Nội 33
2.2. Đối với người Hà Nội đi nghỉ ngơi, du lịch cuối tuần 34
Chương III: Một số giải pháp để phát triển nghệ thuật ẩm thực Hà Nội phục vụ cho du lịch 37
1. Quan điểm phát triển du lịch 37
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ẩm thực trong phát triển du lịch 37
2.1. Giải pháp bảo tồn và phát triển các món ăn, đồ uống mang truyền thống văn hoá Hà Nội 37
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng món ăn, đồ uống 39
2.3. Giải pháp thu hút du khách thưởng thức ẩm thực Hà Nội 40
2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực và du lịch 41
Kết luận 43

Điều này đã được thực khách sành ăn như Tản Đà đúc kết: “Ăn cái gì?Ăn với ai?Ăn như thế nào?Ăn ở đâu?”
Với tiêu chí đó, muốn phổ biến được văn hoá Hà Nội - Việt Nam đến với mọi người trên khắp các vùng miền của đất nước cũng như khách nước ngoài đến Việt Nam thì ngoài các hoạt động tuyên truyền quảng cáo bằng văn hoá phẩm, tham quan các di tích văn hoá lịch sử thì văn hoá ẩm thực cũng là một cách tiếp thị có hiệu quả. Vì như dân ta đã từng đúc kết: “ Miếng ngon nhớ lâu ”.
Thông qua việc thưởng thức nghệ thuật ẩm thực, khách du lịch có thể hiểu được về phong tục, tập quán, lối sống, lối hành xử cũng như văn hoá của nơi đó. Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp cho du khách, làm cho họ cảm giác chuyến đi của mình có ý nghĩa. Bởi vì một trong những mục đích của du khách khi đi du lịch là mở rộng tầm hiểu biết, thấy được những điều mới lạ tại điểm đến. Đây cũng có thể coi như là một yếu tố thu hút khách, tạo thành những sản phẩm du lịch đặc biệt, là sự hấp dẫn trong chuyến đi. Mặt khác, việc thưởng thức các món ăn ngon cũng là dịp để thực khách lấy lại sinh lực cho cơ thể để tham gia trọn vẹn và thưởng thức được những đặc sắc trong chương trình du lịch.
2.3. Xu hướng du lịch trong những năm gần đây và văn hoá ẩm thực trong hoạt động du lịch.
Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, tạo ra những bước nhảy vọt trong nhiều ngành kinh tế. Mức sống của người dân nói chung và người Hà Nội nói riêng ngày càng được nâng cao. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực Hà Nội. Khi mức sống được nâng cao thì người dân cũng đòi hỏi phải thoả mãn nhu cầu là “ăn ngon”. Nhu cầu “ăn ngon” tạo ra những thay đổi trong thực đơn của người Hà Nội. Bắt đầu từ khi thay đổi cơ cấu nền kinh tế (năm 1986) đến nay, thu nhập của người dân đã tăng lên nhanh chóng. Khi thu nhập tăng, thì nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cũng thay đổi. Việc thưởng thức các món ăn ngon, cao cấp, mới lạ đã trở thành nhu cầu thường xuyên của rất nhiều người, nhiều gia đình. Đó là điều kiện để rất nhiều nhà hàng với những món ăn đặc sản từ những vùng miền trong cả nước cũng như các nơi trên thế giới thu hút được rất đông thực khách, đặc biệt trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết. Hàng loạt các cuộc hội chợ ẩm thực đã được tổ chức nhằm giới thiệu những món ăn ngon đến vời người dân Hà Nội và đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thực khách thủ đô.
Bên cạnh đó, thời gian làm việc của người lao động đã được giảm xuống còn 40 tiếng một tuần (nghỉ thứ 7, chủ nhật). Thời gian rỗi của người dân được kéo dài, đó là một yếu tố quan trọng để ngành du lịch cũng như các ngành dịch vụ khác có những bước tiến đáng kể. Chính vì vậy, các hoạt động du lịch cuối tuần của người Hà Nội đang phát triển rất mạnh mẽ.
Đặc biệt, áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến mới, cho phép những người đầu bếp Việt Nam có thể trình cho thực khách được những món ăn cầu kỳ nhất, có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới như các món ăn kiểu Pháp, Italia, Ấn Độ, Trung Quốc...
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá xúc tiến thương mại du lịch trong và ngoài nước, nhất là việc tổ chức các sự kiện văn hoá thể thao quốc tế lớn như PARAGAMES 2, SEAGAMES 22 tổ chức trong năm 2003 vừa qua là cơ hội lớn cho thương mại - dịch vụ Hà Nội phát triển. Theo Cục thống kê thành phố Hà Nội, chỉ tính trong 1 tuần tổ chức SEAGAMES 22, Hà Nội cũng đón tiếp trên 10.000 lượt khách du lịch (khoảng 130 nghìn lượt khách trong tháng mười hai). Bên cạnh đó, có khoảng 5000 vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và các quan chức thể thao dến Hà Nội. Góp phần tạo nên sự thành công của đại hội thể thao đó, rất nhiều các đầu bếp tại các khách sạn Dân Chủ, khách sạn Hoà Bình, khách sạn Hà Nội, khách sạn DEAWOO... phải đi học cách chế biến các món ăn của các nước tham gia SEAGAMES, để phù hợp với thói quen ăn uống của các vận động viên. Điều này đã làm phong phú thêm cho kho tàng ẩm thực thủ đô, tạo nên những nét độc đáo để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.
Người Hà Nội bây giờ kỹ tính hơn trong cách ăn uống. Trước kia, thực khách không quan tâm nhiều đến việc sẽ ăn ở đâu, phong cách phục vụ ở đó ra sao? Hiện nay rất nhiều khách sạn, nhà hàng sang trọng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu này của người dân Hà Nội và khách du lịch. Chắc hẳn người Hà Nội sẽ không lạ gì với những món ăn như “bún thang”, “chả cá Lã Vọng”... cũng với những công thức chế biến cũ nhưng đã được phục vụ tại các nhà hàng, thu hút được rất đông khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tế, giao thông vận tải nên rất nhiều hàng hoá được nhập khẩu vào Hà Nội. Người Hà Nội bây giờ có thể dễ dàng lựa chọn các loại “sơn hào, hải vị” từ các vùng mìên khác nhau trong cả nước cũng như trên thế giới như: nấm hương Việt Bắc, măng mộc nhĩ Cao Bằng, Lạng Sơn, cua biển Hải Phòng, sò huyết Kiến An, dê núi Hoa Lư, cá Saba (Nhật Bản), thịt bò Anh, các loại trà, rượu từ nước ngoài...
Trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hoá, rất nhiều món ăn của các vùng và nhiều nước được bổ sung vào kho tàng ẩm thực của thủ đô. Những món ăn của Trung Quốc (vịt quay Bắc Kinh, bánh trôi Tàu...), Hàn Quốc (kim chi...), Pháp (bánh mỳ, pa tê, cà phê...), Ấn Độ (Cà ri)... đã được người Hà Nội chấp nhận, làm cho thực đơn ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA ẨM THỰC HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ VĂN HOÁ ẨM THỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỦ ĐÔ
1. THỰC TRẠNG CỦA ẨM THỰC HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1.Về món ăn
Số lượng món ăn
Sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và thủ đô nói riêng đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống. Theo số liệu thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2003 là 6.705.000 VND, đã có bước tăng đáng kể so với năm.
Bên cạnh đó, Hà Nội là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Cùng với những chính sách đầu tư của nhà nước trong việc phát triển và hoàn thiện cở sở hạ tầng giao thông vận tải Hà Nội và phụ cận tạo thuận lợi thúc đẩy sự thông thương hàng hoá, làm cho thực phẩm phục vụ cho ẩm thực của thủ đô ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Hà Nội bây giờ có hàng trăm loại quà ngon, mỗi mùa đều có thứ quà riêng biệt, hết mùa muốn ăn thì cũng có vì được nhập khẩu từ những nơi khác về. Người Hà Nội bây giờ không lạ gì với những món ăn mà trước đó thật hiếm khi được thưởng thức như: bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), dê núi Hoa Lư, mực Bắc Hải, rươi Hải Dương... Chúng ta không chối từ các món rau quả mới như: xu hào, bắp cải, xúp lơ, xà lách ... bằng cách Việt Nam hoá tên gọi và cách chế biến như là từ nộm đu đủ, hoa chu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Anan4795

New Member
Re: [Free] Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Hà Nội

cho mình xin tài liệu này với
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top