zipzupboy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận ngôn ngữ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày các vấn đề lý thuyết liên quan: Vấn đề định danh, văn hóa ẩm thực, mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, ẩm thực trong ngôn ngữ và ẩm thực trong tiếng Việt. Phân tích các đặc điểm về nguồn gốc, cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa và yếu tố văn hóa của từng từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt. Trình bày một số lý thuyết về dịch thuật, vấn đề tương đương trong dịch thuật và các khả năng tương đương của từ ngữ ẩm thực tiếng Việt sang tiếng Anh như: tương đương hoàn toàn, tương đương bộ phận và không tương đương. Phân tích các cách thức chuyển dịch từ ngữ ẩm thực tiếng Việt sang tiếng Anh: Trực diện, phiên âm, dịch căn ke, tương đương văn hóa, giải thích

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ăn uống của con người không chỉ là hoạt động mang tính sinh học để
duy trì sự sống mà còn mang tính văn hóa, gắn với một cộng đồng người với
những thói quen, tập tục. Ăn uống và tập tục ăn uống bảo lưu khá đậm nét
những dấu ấn văn hóa tộc người. Thông qua những món ăn, chúng ta có thể
hiểu được phần nào đặc điểm tâm lý tộc người; hiểu được tập quán, hiểu được
cung cách ứng xử của con người với môi trường. Ẩm thực trong tiếng Việt từ
trước tới nay đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm ở nhiều khía cạnh và
góc độ khác nhau, từ các món ăn, cách thức ăn, tập tục ăn uống cho đến các
triết lý trong món ăn. Trong cuốn “Nữ công thắng lãm” của Hải thượng Lãn
ông Lê Hữu Trác (1971) đã giới thiệu cách chế biến hơn 100 món ăn, Phạm
Đình Hổ, thế kỷ 18 có cuốn “Vũ trung tuỳ bút” (1972) nói tới tục uống trà,
Trần Việt Ngọc, thế kỷ 19 có “Đại Nam hội điển sự lệ” (1993) giới thiệu gần
150 món ăn và các loại đặc sản. Sang thế kỷ 20, có nhiều học giả nghiên cứu
về các món ăn ở nhiều góc độ hơn, về văn hoá, lịch sử, quan hệ giữa tập quán
ăn uống với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trong đó đáng chú ý là
cuốn “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu (1970) giới thiệu
những món ăn ở Bắc Bộ, và cuốn “Văn hoá ẩm thực Việt Nam” các món ăn
miền Bắc, Trung, Nam của Vũ Bằng, Mai Khôi, Thượng Hồng, Băng Sơn
(2006) giới thiệu các đặc sản, đặc trưng ẩm thực từng miền, và những nét văn
hoá đặc trưng của mỗi vùng miền thể hiện trong mỗi món ăn. Tập tục ăn uống
cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm như tác phẩm “Tập quán ăn uống của
người Việt ở vùng Kinh Bắc xưa” của Vương Xuân Tình (1999), trong đó đề
cập đến lịch sử ăn uống, mối liên hệ khá thú vị giữa điều kiện tự nhiên, xã hội
và cách thức ăn của người Kinh Bắc. Tất cả những công trình nghiên cứu này
hầu hết đều nghiên cứu sâu về văn hoá, chưa có tác phẩm nào nghiên cứu về
tên các món ăn. Tuy nhiên, đã có một bài nghiên cứu “Đặc điểm các loại bánh
ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Hằng (2007) trong đó tác giả đã mô tả
cách thức cấu tạo tên các loại bánh và đưa ra những nhận xét bước đầu về
những đặc trưng văn hoá của người Việt.
Việc tìm hiều nội dung hay cách cấu tạo của từ ngữ ẩm thực giúp
chúng ta có một cách nhìn toàn diện hơn về lớp từ ngữ ẩm thực của Việt
Nam. Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm, văn
hoá được kết tinh ở nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ẩm thực. Ẩm
thực là những món ăn thông thường trong những bữa cơm gia đình, cũng có
khi lại là mâm cao cỗ đầy trong những dịp quan trọng như giỗ chạp, lễ tết,
hiếu hỷ…làm cho đời sống vật chất của người Việt trở nên phong phú. Mỗi
vùng miền lại có những dấu ấn riêng, bản sắc riêng trong bản sắc chung của
dân tộc Việt. Người miền Bắc, người miền Trung hay người miền Nam có
những cách thể hiện món ăn, chế biến, trình bày theo vùng khí hậu, vùng văn
hoá rất đặc trưng. Mỗi vùng lại có thay mặt tiêu biểu, miền Bắc, có món ngon
Hà Nội, miền Trung có đặc sắc ẩm thực Huế với cách ăn cầu kỳ theo lối cung
đình, người miền Nam có Sài Gòn với sự dung hoà của rất nhiều lối ẩm thực
khác nhau. Thông qua những tên gọi món ăn, chúng ta phần nào hiểu được
nét văn hoá, nét sinh hoạt của người Việt, ẩn sâu trong đó là những triết lý
cuộc đời mà người Việt ý nhị gửi vào tên đó.
Xã hội ngày càng phát triển, sự giao thoa giữa các nền văn hoá gần
hơn, không phải sang tận Mỹ, Pháp chúng ta mới thưởng thức được hương vị
của bánh Hamberger, hay KFC - những đồ ăn nhanh nổi tiếng của phương
Tây và ngược lại, cũng không nhất thiết phải ở Việt Nam mới có thể biết đến
tô phở bò, phở gà, mà có thể ngồi ở Cali - Mỹ bạn vẫn biết phở Việt Nam thế
nào. Với xu thế phát triển như vậy, tên các món ăn cũng cần được chuyển
dịch sang một thứ tiếng khác, phổ biến hơn, toàn cầu hơn. Sự cần thiết để

chuyển dịch tên các món ăn Việt sang tiếng Anh là rất lớn, không chỉ đáp ứng
nhu cầu xã hội trong các dịch vụ ăn uống, mà cũng là một cách chuyển tải
một phần văn hoá đến với bạn bè quốc tế. Ăn không chỉ là ăn nữa, mà còn
hiểu được cả cách thưởng thức món ăn của người Việt, thưởng thức cách nêm
nấu món ăn của người Việt, và cả những dấu ấn lịch sử, văn hoá của người
Việt. Trong quá trình chuyển dịch món ăn Việt, có nhiều tên gọi gần như mất
hết nét nghĩa văn hoá bao hàm trong đó, ví dụ: bánh phu thê được chuyển
dịch sang tiếng Anh là Wedding Cake, người phương Tây đều hình dung ra
loại bánh gato nhiều tầng thường được cô dâu và chú rể cắt trong tiệc cưới,
chứ không phải thứ bánh làm bằng bột nếp, đỗ xanh, đường kính với những
hàm ý sâu xa từ một tích truyện. Việc nghiên cứu cụ thể các trường hợp như
vậy trong lớp từ ẩm thực sẽ giúp chúng ta chỉ ra những bất cập khi chuyển
dịch từ ngữ ẩm thực tiếng Việt sang tiếng Anh.
Trên đây là những lý do thôi thúc chúng tui lựa chọn đề tài "Từ ngữ ẩm
thực trong tiếng Việt và cách chuyển dịch sang tiếng Anh" để làm luận văn
thạc sỹ. Với nghiên cứu này, chúng tui mong muốn góp phần tìm hiểu lớp từ
vựng ẩm thực trong tiếng Việt và những cách thường được sử dụng để chuyển
dịch sang tiếng Anh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tui là các từ ngữ ẩm thực trong tiếng
Việt và một phần từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt được chuyển dịch sang
tiếng Anh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là muốn khảo sát, thống kê, phân tích và
miêu tả một cách chi tiết về từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt và cách thức
chuyển dịch chúng sang tiếng Anh.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng một cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu từ ngữ ẩm thực
trong tiếng Việt.
- Phân tích, miêu tả các đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo của từ ngữ
ẩm thực trong tiếng Việt.
- Phân tích, mô tả các đặc điểm văn hóa của từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu các kiểu dịch từ ngữ ẩm thực từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Thực hiện được nhiệm vụ trên, luận văn " TỪ NGỮ ẨM THỰC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH "
hy vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt sâu
hơn, góp phần làm rõ những cách thức chuyển dịch từ ngữ ẩm thực tiếng Việt
sang tiếng Anh. Trong xu thế hội nhập hiện nay, quảng bá văn hóa trong đó
có ẩm thực là việc làm cần thiết, do đó dịch từ ngữ ẩm thực sang tiếng Anh để
người nước ngoài có thể hiểu được và cảm nhận được phần văn hóa của Việt
Nam là rất cần..
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Tư liệu luận văn được thống kê từ các nguồn trong Từ điển tiếng Việt
(Nguyễn Như Ý), từ điển LacViệt Anh - Việt, Internet, Menu của một số nhà
hàng tại Hà Nội có nhiều khách nước ngoài đến thưởng thức như Quán ngon,
Hot Rock, Bếp Việt, Brother Cafe…, một số tạp chí như Món ngon, Heritage.
1553 đơn vị từ ngữ ẩm thực tiếng Việt và 678 đơn vị từ ngữ ẩm thực đã được
chuyển dịch sang tiếng Anh đã được thu thập và phân tích trong luận văn này.
Những phương pháp chúng tui sử dụng trong luận văn này là những
phương pháp thông dụng dùng trong nghiên cứu ngôn ngữ như:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top