Clustfeinad

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
II, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU,PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
2. Khách thể nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.
1. Mục tiêu nghiên cứu.
2. Giả thuyết nghiên cứu.
3. Phương pháp luận.
4. Phương pháp cụ thể.
IV. KHUNG LÝ THUYẾT.
V.MỘTSỐKHÁI NIỆM LIÊN QUAN .
1. Thu nhập.
2. Mức thu nhập.
3. Cơ cấu thu nhập.
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH THU NHẬP.
3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP.
3.1. Nghề nghiệp và việc làm ảnh hưởng đến mức thu nhập.
3.2. Vấn đề giới và thu nhập trong gia đình.
3.3. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến mức thu nhập.
3.4. Tuổi và một số nhân tố khác ảnh hưởng đến thu nhập.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
II. KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

2. Tính cấp thiết của đề tài.
Tân Lập là một xã có 8.593 nhân khẩu. Tân lập có nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tấn / năm bình quân đạt trên 700 kg/1 nhân khẩu, Theo số liệu cho thấy hiện trạng nhà ở là nhà mái p rô xi măng chiếm tới 89%. Khi đi sâu vào tìm hiểu thực tế mức thu nhập của người dân ở đây mức thu nhập bình quân đầu người quy tiền mặt là3.312.000 đ/ người; toàn xã không có hộ đói, tỷ lệ hộ cùng kiệt chỉ còn8,3%.
Nguồn thu nhập chính ở đây là nông nghiệp. Trong số được hỏi có 97,2 được hỏi chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn có thu nhập từ một số nguồn thu như từ dịch vụ, buôn bán và các nghề khác... tuy có nhiều nguồn thu từ các công việc trên nhưng mức thu nhập và đời sống của người dân ở đây vẫn rất thấp, mức trênh lệch về thu nhập giữa hộ giàu và hộ cùng kiệt là rất lơn. Các hộ sản xuất nông nghiệp có mức thu nhập thấp hơn với các nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp, và mức trênh lệch thu nhập giữa các hộ làm nông nghiệp với nhau cũng có mức thu nhập trênh lệch khá rõ. Điều đó cho thấy cá yếu tố cá nhân có mức ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của các hộ gia đình.
Do vậy tui chọn đề tài “ các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình Tân Lập hiện nay" làm đề tài nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập hiện nay.
2, Khách thể nghiên cứu.
Những người nông dân xã Tân lập - Mộc Châu - Sơn La
3. Phạm vi nghiên cứu:
Xung quanh vấn đề thu nhập của cá gia đình ở địa bàn xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 12/5/2007 đến ngày 19/5/2007
III. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Mục tiêu nghiên cứu.
Báo cáo thực tập, đề tài hướng đến mục tiêu sau:
- Mô tả về thực trạng thu nhập đồng thời có sự phân hoá rõ rệt giữa các mức thu nhập của các hộ gia đình xã Tân Lập.
- Chỉ ra một số nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến thu nhập như: nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác… Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó so với mức thu nhập của các hộ gia đình xã Tân Lập.
- Đưa ra một số ý kiến, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao mức thu nhập và giảm bớt sự phân hoá giữa các hộ gia đình ở. Tân Lập
2. Giả thuyết nghiên cứu.
- Có sự khác biệt về mức thu nhập giữa các hộ gia đình, sự khác biệt đó cũng được thể hiện như tháp phân tầng về thu nhập của Miền núi. Trong đó có một tỷ lệ những hộ rất giàu và rất cùng kiệt tương đối xấp xỉ nhau. Mức chênh lệch về thu nhập giữa hai loại hộ này rất lớn, làm nên sự phân hoá giàu cùng kiệt giữa các hộ gia đình.
- Mức thu nhập của các hộ gia đình ở đây chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau:
* Nghề nghiệp và việc làm: Những hộ gia đình có nhiều nghề phụ, nhiều nguồn thu nhập có thu nhập cao hơn những hộ gia đình có nguồn thu từ làm ruộng và chăn nuôi.
* Giới tính: Mức thu nhập ở đây được đo bằng đơn vị hộ Gia đình. Do đó việc phân biệt Nam – Nữ rất khó định vị, tuy nhiên thực tế Nữ giới chỉ có nguồn thu nhập từ làm ruộng và chăn nuôi. Bởi vậy có đóng góp rất thấp thu nhập gia đình so với Nam giới. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo lương thực đủ ăn.
* Học vấn: Do mặt bằng dân trí ở đây nhìn chung là thấp và ngang nhau, do đó mức chênh lệnh không cao, nhưng một quy luật chung những người có trình độ học vấn cao thì mức thu nhập cũng cao hơn những người ít học, nhận thức kém.
* Tuổi tác: Tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập. Thanh niên tuổi từ 18 đến 25 có đóng góp nhiều. Tuy nhiên họ không phải là những người giàu có. Ngược lại những người ở độ tuổi ≥ 50 lại có mức thu nhập cao nhất.
- Ngoài ra một số nhân tố khác nhu ruộng đất, vốn kỹ thuật… cũng góp phần là những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình xã Tân Lập mà trong khuôn khổ hạn hẹp báo cáo chỉ đề cập một cách sơ lược.
3. Phương pháp luận.
Do đặc thù của đề tài nghiên cứu báo cáo dựa trên cơ sở của việc phân tích cấu trúc và sử dụng các quy luật của xã hội học kinh tế để phân tích và nghiên cứu.
Lý thuyết Cấu trúc coi đối tượng như một hệ thống có cấu trúc, đề tài dựa vào đó lấy hộ gia đình và cá nhân thành viên là chủ thể thu nhập, từ đó xét rộng ra cơ cấu các mối liên hệ vững chắc các thành tố trong hệ thống xã hội: Nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác… Đây là những yếu tố của cấu trúc tăng thu nhập của các hộ gia đình cũng như quy định mức thu nhập của các chủ thể. Từ cơ cấu đó chỉ ra được các nguyên nhân của mức thu nhập cao hay thấp. Các yếu tố, nguyên nhân này được xem như những biến số độc lập.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: lấy 254 Bảng hỏi được làm sẵn để thu thâp thông tin.
- Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi là kết quả của sự tập chung kiến thức nhằm định lượng các thông tin cần thiết.
- Phương pháp phỏng vấn sâu do cá nhân thực hiện nhằm khai thác thông tin sâu định tính giúp cho báo cáo có tính thuyết phục và có chiều sâu.
- Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trong việc định hướng đề tài nghiên cứu các số liệu về thông tin thu thập được sử lý và phân tích giải quyết các vấn đề được nêu ra trong giả thuyết.
IV. KHUNG LÝ THUYẾT.
Điều kiện kinh tế xã hội
Khác
Tuổi
Học vấn
Nghề nghiệp và việc làm
Giới
MỨC THU NHẬP
V. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.
1. Thu nhập:
Khái niệm thu nhập được từ điển tiếng việt định nghĩa như sau:
- Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó, hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm… (trang 925 – Từ điển Tiếng Việt năm 1994).
Từ định nghĩa trên cho ta thấy khi nói đến thu nhập thường người ta nói đến hai khía cạnh:
cách thu nhập: Thu nhập bằng gì, tiền hay sản phẩm…
Mức thu nhập: Cao hay thấp, so sánh chung trong xã hội hay cụ thể trên mỗi địa bàn.
2. Mức thu nhập.
Mức là cái xác định về mặt nhiều ít, làm căn cứ để nhằm đạt tới trong hoạt động, để làm chuẩn đánh giá, so sánh ( Từ điển Tiếng Việt 1994 – Trang 163).
Vậy có thể hiểu mức thu nhập là các khoản thu nhập được định mức quy đổi ra tiền tệ hay sản phẩm nhằm so sánh lẫn nhau, mức thu nhập thường được đánh giá là cao hay thấp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top