Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận án TS. Hóa môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Trong nước thải công nghiệp, làng nghề, thành phần khó xử lý nhất là chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Với bản chất khó phân hủy bởi vi sinh, tồn tại bền vững trong môi trường, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ là mối nguy hại lâu dài tới sức khỏe con người và môi trường. Chẳng hạn như: Metylen xanh, Phenol đỏ, Rhodamine B, Malachite xanh,… Có nhiều phương pháp xử lý nước thải được nghiên cứu, trong đó phương pháp oxi hóa các hợp chất hữu cơ bằng cách sử dụng xúc tác quang là phương pháp có nhiều ưu điểm. ZnO là chất bán dẫn thuộc loại A(II)B(VI), có vùng cấm rộng ở nhiệt độ phòng cỡ 3.3 eV nên chỉ ánh sáng tử ngoại (UV) mới kích thích được điện tử từ vùng hóa trị lên vùng dẫn và gây ra hiện tượng xúc tác quang. So với TiO2 thì ZnO có độ rộng vùng cấm tương đương (độ rộng vùng cấm của TiO2 là 3.2 eV) nhưng ZnO hấp thụ nhiều phổ mặt trời hơn. Chính vì vậy mà ZnO với hoạt tính quang hóa cao, không độc hại và giá thành thấp, được sử dụng nhiều cho ứng dụng quang hóa. Để sử dụng được ánh sáng mặt trời vào quá trình xúc tác quang của kẽm oxit, cần thu hẹp vùng cấm của nó. Để thực hiện mục đích này nhiều ion kim loại và phi kim đã được sử dụng để thay đổi các thù hình của kẽm oxit. Pha tạp ZnO bằng những ion kim loại và phi kim khác nhau là cách thức hiêu quả để mở rộng khẳ năng hấp phụ ánh sang từ vùng tử ngoại sang vùng khả kiến. Mặt khác việc tăng diện tích bề mặt của các chất xúc tác quang cũng là vấn đề đang được lưu tâm. Ở Việt Nam, trấu là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nông nghiệp (quá trình xay xát lúa). Theo truyền thống, vỏ trấu được xử lý tại bãi chôn lấp, dẫn đến việc gây mất mĩ quan, hiện tượng phú dưỡng và nhiễu loạn trong đời sống thủy sinh. Và giải pháp đặt ra, đó là sử dụng vỏ trấu làm vật liệu trong việc xử lý nước thải công nghiệp, làng nghề. Giải pháp này sẽ giải quyết một phần vấn đề ô nhiễm chất thải nông nghiệp, đồng thời tạo ra được tiềm năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đã thu được các kết quả sau: Đã tổng hợp thành công oxit nano ZnO và ZnO biến tính với tro trấu với hàm lượng % tro khác nhau có kích thước nanomet và hàm lượng % tro tối ưu là 6%; Đã khảo sát được các điều kiện tối ưu của phản ứng phân hủy xanh metylen với xúc tác ZnO-tro dưới ánh sáng đèn compact 36w: pH của dung dịch xanh metylen bằng 10. Khối lượng chất xúc tác ZnO-tro là 0,25g. Nồng độ xanh metylen là 10ppm; Đã khảo sát được khả năng tái sử dụng của vật liệu ZnO-tro sau 3 lần tái sử dụng, hiệu suất xử lý xanh metylen vẫn đạt 89,5%; Đã so sánh được khả năng phân hủy xanh metylen trên xúc tác ZnO-tro ở các điều kiện ánh sáng khác nhau: ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn compact 36w và trong bóng tối. Từ kết quả thu được, thấy được rằng phản ứng phân hủy xanh metylen trong ánh sáng mặt trời là tốt nhất; Khảo sát khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm thực tế ở làng nghề Dương Nội cho thấy vật liệu ZnO-tro có khả năng hấp phụ tốt màu của nước thải dệt nhuộm và làm giảm COD, có thể ứng dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm thực tế; Đã xác định đặc trưng cấu trúc của mẫu ZnO-tro: Thông số mạng tinh thể: oxit ZnO-tro có cấu trúc Wurtzite hexagonal với hằng số mạng a=b=3,2495 Å, c=5,2069 Å (dữ liệu phổ XRD). Hàm lượng tro trấu có mặt trong mẫu xấp xỉ với hàm lượng tro thực tế đã pha tạp. Vật liệu ZnO-tro có thể hấp thụ ánh sáng vùng khả kiến.

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1-TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Công nghiệp dệt nhuộm và sự ô nhiễm nƣớc thải dệt nhuộm....................3
1.1.1. Công nghiệp dệt nhuộm .........................................................................3
1.1.2. Nguy cơ ô nhiễm bởi nƣớc thải dệt nhuộm ..........................................7
1.2. Các phƣơng pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý nƣớc thải dệt
nhuộm .....................................................................................................................9
1.2.1. Các phƣơng pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm có thể đƣợc thực
hiện trong quá trình sản xuất ..........................................................................9
1.2.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải dệt nhuộm ....................................10
1.3. Giới thiệu về cơ chế quang xúc tác ............................................................16
1.4. Giới thiệu về oxit ZnO và tro trấu ..............................................................18
1.4.1. Vật liệu nano ZnO ................................................................................18
1.4.2. Tro trấu ..................................................................................................25
CHƢƠNG 2 – THỰC NGHIỆM ...........................................................................27
2.1. công cụ và hóa chất .....................................................................................27
2.1.1. công cụ ...................................................................................................27
2.1.2. Hóa chất..................................................................................................27
2.1.3. Chuẩn bị hóa chất..................................................................................27
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng cấu trúc vật liệu.......................29
2.2.1. Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X ................................................................29
2.2.2. Phƣơng pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ...........................................31
2.2.3. Phƣơng phá p tá n xạ năng lƣơn ̣ g tia X (EDX – Energy Dispersive
Analysis of X-rays) ..........................................................................................32
2.2.4. Phƣơng pháp phổ hấp thụ UV-Vis ......................................................33
2.2.5. Phƣơng pháp phổ hồng ngoại IR ........................................................34
2.2.6. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả quang xúc tác đối với nƣớc thải dệt
nhuộm ...............................................................................................................34
2.3. Tổng hợp vật liệu ZnO-tro trấu ..................................................................41
2.3.1. Tổng hợp vật liệu ZnO nguyên chất ....................................................41
2.3.2. Điều chế tro trấu từ vỏ trấu .................................................................41
2.3.3. Tổng hợp vật liệu ZnO-tro trấu ...........................................................41
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................42
3.1. Tổng hợp và đặc trƣng của vật liệu ZnO-tro trấu ...................................42
3.1.1. Tổng hợp vật liệu ZnO-tro trấu (nghiên cứu ảnh hƣởng của hàm
lƣợng tro trấu) .................................................................................................42
3.1.2. Nghiên cứu các đặc trƣng của vật liệu ZnO-tro trấu......................45
3.2.1. Ảnh hƣởng của pH dung dịch .............................................................51
3.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ xanh metylen ................................................54
3.2.3. Ảnh hƣởng của lƣợng xúc tác ZnO-tro trấu.......................................57
3.2.4. Khảo sát khả năng tái sử dụng của xúc tác ZnO-tro trấu .................59
3.3. Khả năng xử lý nƣớc thải dệt nhuộm làng nghề Dƣơng Nội- Hà Đông –
Hà Nội của xúc tác ZnO-tro trấu 6%................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
MỞ ĐẦU
Nước khan hiếm và ô nhiễm cùng với biến đổi khí hậu là những biến động
môi trường rõ rệt nhất trong thế kỷ XXI. Ở nước ta, với sự phát triển không ngừng
của nền công nghiệp, dẫn đến môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và
làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày,
nông nghiệp và công nghiệp đang trở nên cạn kiệt dần. Vì vậy, việc xử lý nước thải
của các khu công nghiệp, làng nghề trở nên rất cần thiết và cấp bách.
Trong nước thải công nghiệp, làng nghề, thành phần khó xử lý nhất là chất
hữu cơ khó phân hủy sinh học. Với bản chất khó phân hủy bởi vi sinh, tồn tại bền
vững trong môi trường, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ là mối nguy hại lâu
dài tới sức khỏe con người và môi trường. Chẳng hạn như: metylen xanh, phenol đỏ,
rhodamine B, malachite xanh… Có nhiều phương pháp xử lý nước thải được nghiên
cứu, trong đó phương pháp oxi hóa các hợp chất hữu cơ bằng cách sử dụng xúc tác
quang là phương pháp có nhiều ưu điểm.
ZnO là chất bán dẫn thuộc loại A(II)B(VI), có vùng cấm rộng ở nhiệt độ
phòng cỡ 3,3 eV nên chủ yếu ánh sáng tử ngoại (UV) mới kích thích được điện tử từ
vùng hóa trị lên vùng dẫn và gây ra hiện tượng xúc tác quang. So với TiO2 thì ZnO
có độ rộng vùng cấm tương đương (độ rộng vùng cấm của TiO2 là 3,2 eV) nhưng
ZnO hấp thụ nhiều phổ mặt trời hơn. Do ZnO với hoạt tính quang hóa cao, không
độc hại và giá thành thấp nên được sử dụng nhiều cho các phản ứng quang hóa. Để
sử dụng được ánh sáng mặt trời vào quá trình xúc tác quang của kẽm oxit, cần thu
hẹp vùng cấm của nó. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi pha tạp ZnO bằng một số
ion kim loại và phi kim là cách thức hiệu quả để mở rộng khả năng hấp thụ ánh sáng
từ vùng tử ngoại sang vùng khả kiến.
Ở Việt Nam, trấu là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nông nghiệp
(quá trình xay xát lúa). Theo truyền thống, vỏ trấu được xử lý tại bãi chôn lấp, dẫn
đến việc gây mất mĩ quan, hiện tượng phú dưỡng và nhiễu loạn trong đời sống thủy
sinh. Vì vậy, việc sử dụng vỏ trấu làm vật liệu trong việc xử lý nước thải công

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top