daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u
Nghiên cứu về “Thực trạng bạo lực học đường và một số yểu tố liên quan đất
hành việbạo lực ở học sinh trường trung học phổ thông Trần Phú, quận Hoàn Kiểm,
Hà Nội, năm 2013” được thực hiện tại trường trung học phổ thông Trần Phú trong thời
gian từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2013 với hai mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng bạo lực
học đường trong học sinh trường trung học phổ thông Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội, năm 2013; và 2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực của học sinh
trường trung học phổ thông Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, năm 2013.
Nghiên cứu được thiết kế sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang, kết hợp định tính
với định lượng. Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng hình thức thu thập thông
tin phát phiếu tự điền cho 392 học sinh đang theo học tại trường trung học phổ thông
Trần Phú trong năm học 2012-2013. Đối với phương pháp định tính, tác giả sử dụng
hình thức phỏng vấn sâu với 06 học sinh, 01 giáo viên chủ nhiệm và thay mặt Ban Giám
Hiệu nhà trường.
Ket quả nghiên cứu cho thấy, trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ
học sinh đã từng tham gia hành vi bắt nạt/bạo lực học đường chiếm 46,9%; trong đó tỷ
lệ từng có hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất; sử dụng lời nói; mối quan hệ xã hội; và điện
tử lần lượt là 17,1%, 41,8%, 25,3%, và 12,8%. Tỷ lệ các em học sinh từng bị bắt nạt/bạo
lực học đường nói chung là 42,4% với tỷ lệ từng bị bắt nạt/bạo lực về thể chất; sử dụng
lời nói; mối quan hệ xã hội; và điện tử lần lượt là 19,6%, 35,3%, 17,6%, và 5,9%. Các
yếu tố liên quan quan trọng được xác định là giới tính; sử dụng chất gây nghiện; mang
vũ khí; có bạn thân tham gia vào các vụ bắt nạt/bạo lực; từng bị người nhà đánh; và có
ý định tự tử.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị phù hợp được đề xuất bao gồm: giáo
viên nên tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo môi trường lành mạnh và tăng
sự đoàn kết giữa học sinh; bản thân học sinh nên tránh xa các chất kích thích/gây nghiện
để tránh những ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe thể chất và tâm thần.
ĐẶT VÁN ĐÈ
Bạo lực trong lứa tuổi học đường, tuy không phải là một vấn đề mới, nhưng dường
như đang có xu hướng ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục cảnh sát
điều tra về trật tự xã hội, từ năm 2003 đến nay, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 10.000
vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên; tỷ lệ học sinh, sinh viên, và thanh thiếu niên
phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm khoảng 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra
trên toàn quốc [4], Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong
năm học 2011-2012, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng gần 1.600 vụ việc học sinh đánh
nhau ở trong và ngoài trường học, tình trạng lập băng nhóm và đánh nhau có sự tham
gia của các đối tượng bên ngoài trường học hay tổ chức đánh nhau thành từng nhóm có
hung khí cũng ngày càng phổ biến, đặc biệt nguy hiểm là án mạng trong lứa tuổi học
đường đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước [2]. Trước thực trạng nhức nhối
đó, năm 2010, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đã phải tổ chức hội thảo tại Hà Nội để tìm biện
pháp ngăn chặn bạo lực học đường [1], Tuy nhiên, từ đó đến nay, vấn nạn bạo lực chưa
có xu hướng chững lại trong giới học sinh, trái lại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, trở
thành một vấn đề cấp bách, mối lo ngại không những của các nhà chức trách, của ngành
giáo dục mà còn của mỗi gia đình khi mà nó đang từng ngày tác động trực tiếp đến sự
phát triển toàn diện của trẻ em, đến sự bình yên của mỗi cá nhân trong trường học.
Bạo lực học đường bao gồm những hành động bạo lực xảy ra trong môi trường học
đường, hay những hành vi bạo lực ở lứa tuổi học đường như bắt nạt, tát, đấm đá (cá
nhân hay tập thể), có hay không sử dụng vũ khí [21]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
những hành vi này, nhưng nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực xuất
phát từ những vấn đề liên quan đến tâm lý học sinh, sự giáo dục từ gia đình và nhà
trường, cũng như những ảnh hưởng từ cộng đồng và môi trường xã hội [8, 64]. Những
đối tượng có hành vi bạo lực bao gồm cả lứa tuổi tiểu học cho tới trung học và thậm chí
ở những bậc học cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở nhóm học sinh
trung học phổ thông (THPT) [2, 42], Đây là lứa tuổi mà các em đang có nhiều biến đổi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top