Selyv

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1.Khái quát về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về văn hóa kinh doanh 3
1.1.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh . 11
1.1.3. Nội dung cơ bản của văn hóa kinh doanh 19
1.2. Văn hóa kinh doanh trong ngân hàng thương mại 29
1.2.1. Những đặc trưng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại và sự cần thiết của văn hóa kinh doanh 29
1.2.2. Nội dung văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 31
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trong NHTM 45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 52
2.1. Khái quát về NHCT Ba Đình. 52
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 52
2.1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban 54
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 57
2.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình. 65
2.2.1. Về triết lý kinh doanh. 65
2.2.2.Về đạo đức kinh doanh 68
2.2.3.Văn hóa doanh nhân – văn hóa của người lãnh đạo ngân hàng 70
2.2.4.Các quan hệ của Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình 71
2.2.5. Các hình thức vật thể và phi vật thể 73
2.2.6. Về cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ 74
2.3. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. 74
2.3.1. Những kết quả đạt được. 74
2.3.2. Một số mặt hạn chế và nguyên nhân 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH 78
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 78
3.1. Định hướng phát triển văn hóa kinh doanh tại NHCT Ba Đình 78
3.2. Giải pháp phát triển văn hóa kinh doanh tại NHCT Ba Đình 79
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 79
3.2.2.Nâng cao ý thức tự hào về ngân hàng 79
3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát 80
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin 80
3.2.5. Tổ chức hội nghị khách hàng 81
3.3. Kiến nghị 81
3.3.1.Kiến nghị với chính phủ 81
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 82
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam 82
KẾT LUẬN 84
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, vẫn không ít người coi văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, thậm chí phụ thuộc vào kinh tế, bám sau kinh tế. Nghĩa là chỉ khi nào kinh tế phát triển ổn định thì mới có điều kiện để chăm lo đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, nói đến văn hoá là nói đến cái đúng, cái đẹp, cái tốt, nghĩa là nói đến phẩm chất thuộc đạo đức trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên cũng như trong sự tu dưỡng không ngừng để mong tiến tới hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh là kết hợp được giữa văn hóa và kinh doanh. Như vậy làm sao có thể dung hoà hai lĩnh vực nói trên? Làm sao có thể đưa nhân tố văn hoá vào kinh doanh và ngược lại, đưa các nhân tố kinh doanh vào văn hoá, nhưng không làm tổn hại đến văn hoá?
Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của các nước trên thế giới mỗi nước muốn đứng vững trên thương trường ngoài việc có một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ cũng cần có văn hóa kinh doanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng khách quan đó. Trong lĩnh vực Ngân hàng, để thực hiện hội nhập, từ nay đến 2010, Việt Nam tiếp tục thực thi các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo các cam kết này, đến năm 2010, các ngân hàng Mỹ cũng được đối xử bình đẳng như tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước.
Bắt đầu từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS về mở cửa dịch vụ tài chính- ngân hàng.
Như vậy, sau khi hội nhập ngành ngân hàng ở Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài. Theo như một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích thì đạo đức tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Do đó, bên cạnh việc nâng cao khả năng cạnh tranh thì việc phát triển văn hóa kinh doanh cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình là một trong những chi nhánh của NHCT VN được thành lập từ rất lâu nên có bề dày lịch sử và cũng là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHCT VN.
Trong một thời gian thực tập ngắn hạn tại chi nhánh NHCT Ba Đình, em nhận thấy ngân hàng đã có kết quả hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả và để đạt được điều đó thì việc ứng dụng phát triển văn hóa kinh doanh của ngân hàng rất được chú trọng. Bởi vậy, em đã chọn đề tài : “ Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình” để nghiên cứu.
Đề tài của em gồm có những nội dung chính sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Ngân hàng công thương Ba Đình.
Chương 3: Giải pháp phát triển văn hóa kinh doanh tại Ngân hàng công thương Ba Đình.
Do thời gian và khả năng có hạn nên chuyên đề của em không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô và toàn thể cán bộ ngân hàng.
Em xin chân trọng Thank cô giáo Ths. Lê Thanh Tâm và các cô chú ở phòng khách hàng cá nhân của Chi nhánh NHCT Ba Đình đã rất nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề này.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1.Khái quát về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về văn hóa kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Có tới hàng trăm định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kenhip

New Member
Re: [Free] Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình

Thank bạn, mình muốn dow tài liệu này
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty công trình giao thông 116 Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CP Truyền thông Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch Văn hóa, Xã hội 0
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top