dangtuan_anh92

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng tính cho đến nay không phải là vấn đề xa lạ trên thế giới và
ngay cả đối với Việt Nam chúng ta hiện nay. Thực tế cho thấy trên thế giới
đồng tính đã có lịch sử tồn tại từ thời cổ đại. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đã
có lúc đồng tính bị coi như một loại bệnh không thể chữa được. Tuy nhiên với
sự phát triển của khoa học hiện đại thì đồng tính đã được xem là một xu
hướng tính dục bình thường, tự nhiên và là hiện thực của xã hội loài người.
Từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xác nhận đồng tính
không phải là bệnh. Mặt khác, những cố gắng „chữa trị đồng tính‟ đều được
chứng minh là không có tác dụng "chữa" xu hướng tình dục tự nhiên, chỉ làm
thay đổi hành vi tạm thời và thậm chí tác động tiêu cực đến tâm lý người đồng
tính, khiến họ trở nên căng thẳng, trầm cảm. Bản thân xu hướng tính dục
không phải là lựa chọn, cũng như chuyện một người có xu hướng dị tính
không phải là "lựa chọn" của họ. Sự lựa chọn chỉ nằm ở hành vi, đó là việc
người đồng tính tìm cho mình một mối quan hệ với người khác giới, lập gia
đình như mong muốn của cha mẹ và cộng đồng hay họ dám khám phá bản
thân, sống thật với chính mình và với những người quanh mình.
Vấn đề của người đồng tính là một vấn đề mà một số quốc gia mà
cộng đồng thế giới quan tâm, quyền của người đồng tính như về chính trị,
kinh tế, dân sự và đặc biệt là quyền kết hôn của người đồng tính đã và đang
được nhiều nước trên thế giới công nhận. Trên thế giới, tính đến hết tháng
12/2013 đã có 16 nước hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Nếu tính những
vùng lãnh thổ ở những quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang
(Hoa Kỳ, Mehico, Brazil) thì số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa
hôn nhân cùng giới hiện tại là 19. Bên cạnh đó, có 17 quốc gia và 13 vùng
lãnh thổ thừa nhận hình thức "kết đôi có đăng ký" cho các cặp đôi cùng giới.
Đặc biệt có 03 quốc gia thừa nhận hình thức sống chung không đăng ký cho
các cặp đôi cùng giới. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình
xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hay "nâng cấp" từ "kết hợp dân sự"
(sống chung có đăng ký) lên "kết hôn" với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm.
Có thể nhận thấy, thời gian gần đây nhất là trong năm 2012-2013 có khá
nhiều quốc gia thừa nhận hay đang xem xét hôn nhân đồng giới.
Đối với Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người đồng tính
chiếm 3-5 % dân số trong độ tuổi từ 15-59 trong khi đó cho đến hiện nay chưa
có một văn bản pháp lý của Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng giới. Trong
khi đó Điều 52 của Hiến pháp năm 1992 nước ta cũng đã quy định "mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật" [14], đến Hiến pháp năm 2013, quyền con
người được quy định tại Chương II của Hiến pháp, một lần nữa được khẳng
định rằng: Quyền con người là tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng
và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật" [17]. Theo đó Điều 16 cũng nêu rõ: "Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" [17]. Điều này cũng có nghĩa là là pháp
luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất cứ sự phân biệt đối xử
nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân. Tuy nhiên, với sự ra
đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật nước ta chỉ thừa nhận
mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mà không thừa nhận quyền kết hôn của
người đồng tính (hôn nhân giữa những người cùng giới tính - hôn nhân đồng
giới), pháp luật hiện hành sử dụng quy phạm "cấm" việc kết hôn giữa những
người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính. Song thực trạng
mối quan hệ đồng giới ở nước ta thời gian qua cho thấy, kết hôn là một nhu
cầu có thật và hoàn toàn chính đáng của những người đồng tính. Mặc dù
không được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế nhiều người đồng tính vẫn
đang chung sống với nhau như một gia đình, từ đó phát sinh các quan hệ về
nhân thân, tài sản hay về con cái nhưng lại chưa có cơ chế pháp lý để điều
chỉnh các hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái từ việc chung sống giữa
những người cùng giới tính. Quan hệ đồng tính đã và đang diễn ra trong xã
hội Việt Nam như gần đây đã xuất hiện một số đám cưới giữa những người
cùng giới tính (tự phát, không được đăng ký kết hôn) diễn ra ngày càng nhiều
và công khai... Những thực tế này đã cho thấy kết hôn là nhu cầu rất chính
đáng của tất cả mọi người, trong đó có cả người đồng tính.
Thực tiễn xét xử của Tòa án trong thời gian qua cho thấy đã có một số
vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính quan hệ sống chung,
nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 (về các nguyên tắc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình) quy định cấm
cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo,
lừa dối để kết hôn, ly hôn. Vấn đề đặt ra là nếu người đồng vì lý do áp lực gia
đình, xã hội nên chấp nhận kết hôn với một người khác giới thì liệu có vi
phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hay không? Đây là một nguyên
tắc rất cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta đồng thời cũng là
một điều kiện thiết yếu để đảm bảo hạnh phúc, sự bền vững gia đình. Tuy
nhiên việc xác định như thế nào là tự nguyện kết hôn là điều không đơn giản
trong thực tế. Tình cảm là yếu tố thiêng liêng nhưng lại vô hình, không thể
định lượng được trong quy phạm pháp luật hay thực tế áp dụng. Nếu người
đồng tính kết hôn với người khác giới do quan niệm thường thấy của xã hội
hiện nay thì chắc chắn việc kết hôn đó bị cưỡng ép bởi gia đình, xã hội xung
quanh hay vì yếu tố khác nên hôn nhân không đáp ứng nguyên tắc tự
nguyện. Hơn nữa, nếu người bạn đời kết hôn với người đồng tính không biết
sự thật về xu hướng tính dục của chồng/vợ mình thì điều kiện cấm kết hôn giả
tạo sẽ bị vi phạm. Với những hạn chế này đã đặt ra, đòi hỏi pháp luật phải có
những thay đổi nhất định để đảm bảo thực thi tốt trong xã hội.
Do đó để có cách nhìn một cách khách quan dựa trên những cơ sở
luận cứ khoa học và nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, được
sự phân công của Khoa sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng
dẫn của cô giáo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Mai Hiên, em chọn nghiên cứu đề
tài "Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia" làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua đã có nhiều chuyên đề, bài viết nghiên cứu vấn đề kết
hôn đồng giới đối với Việt Nam đăng trên các sách, báo, tạp chí chuyên
ngành, trang thông tin pháp luật dân sự.... như một số bài viết của các tác giả:
Lê Quang Bình (2012), "Hôn nhân cùng giới: xu hướng thế giới, tác động xã
hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Tọa đàm chuyên gia: Lồng ghép
vấn đề giới trong dự án luật, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức
ngày 08/10/2012, Hà Nội; Nguyễn Thu Nam (2012), "Quan điểm xã hội về
đồng tính và hôn nhân đồng giới", Hội thảo khoa học: Hôn nhân đồng giới,
Viện ISEE tổ chức ngày 13/12/2012, Hà Nội; Trương Hồng Quang (2012),
"Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính", Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 7; Trương Hồng Quang (2012), "Nhận thức về
người đồng tính và quyền của người đồng tính", Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 3; Trương Hồng Quang (2014), "Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn
bình đẳng của người đồng tính trên thế giới", ,
ngày 10/02/2014 v.v...
Tuy nhiên, những chuyên đề, hay bài viết của các tác giả chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu, đề cập đến một hay một số khía cạnh khác nhau của kết
hôn đồng giới, mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy
đủ, toàn diện các vấn đề kết hôn đồng giới trên thế giới để từ đó đưa ra một số
những giải pháp hiệu quả nhất đối với việc giải quyết các quan hệ đồng giới
đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu và làm rõ một số các quy
định của một số các quốc gia trên thế giới về hôn nhân đồng giới.Từ đó rút ra
một số kinh nghiệm điều chỉnh quan hệ đồng giới ở một số quốc gia trên thế
giới cho Việt Nam. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu đề tài để thấy được
thực trạng quan hệ đồng giới và thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành về vấn đề kết hôn đồng giới. Nhận diện được những hạn chế, bất
cập và tìm ra các giải pháp giải quyết thực trạng quan hệ đồng giới hiện nay
đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có
nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống, các vấn đề lý luận khoa học cơ bản
trong qui tắc pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền kết hôn của
người đồng tính, một số qui định của pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới về hôn nhân đồng giới, phân tích cụ thể các tác động xã hội đối với việc
thừa nhận hay không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới đối với Việt
Nam. Từ đó đề xuất một số ý kiến về lộ trình tiến tới thừa nhận hôn nhân
đồng giới ở Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu đề tài "Kết hôn đồng giới theo pháp luật một
số quốc gia" là nghiên cứu một cách khái quát nhất các qui tắc pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính và một số các qui
định của pháp luật trên thế giới về kết hôn đồng giới từ đó rút ra được một số
kinh nghiệm để điều chỉnh quan kết hôn đồng giới đối với Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

quatmo01

New Member
Re: Kết hôn đồng giới theo pháp luật của một số quốc gia : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Xin chào! Bạn có thể cho mình xin bài này được không? Link down bị lỗi, mình k tải được. Nếu được thì bạn gửi giúp vào emai [email protected], mình đang cần gấp! Cảm ơn!
 

daigai

Well-Known Member
LINK MỚI CẬP NHẬT, MỜI CÁC BẠN XEM LẠI BÀI ĐẦU ĐỂ TẢI
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Văn hóa, Xã hội 0
H Những điểm mới về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn trong Luật HN - GĐ năm 2000 Luận văn Kinh tế 0
H Vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên báo chí hiện nay (Khảo sát các tờ báo in Văn học 0
W Pháp luật về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài : Luận văn ThS.Luật : 60 38 60 Luận văn Luật 0
H Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
T Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp Luận văn Luật 0
N Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
R Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 Luận văn Luật 0
H Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
M Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và Luận văn Luật 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top