Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Những năm vừa qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế
giới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, thông qua viêc gia nhập tổ chức thương
mại thế giới (WTO) cùng với các tổ chức thương mại khu vực như NAFTA,
APEC… Bên cạnh đó, trong bối cảnh đàm phán thương mại đa phương bế tắc
(Vòng đàm phán Doha), Việt Nam đã gia tăng ký kết các thỏa thuận thương mại
tự do (FTA) cả song phương lẫn khu vực. Trong đó, Việt Nam cùng với Asean
đã ký 6 FTA với các đối tác, cũng như ký 2 FTA song phương với Chile và Nhật
Bản. Ngoài các thỏa thuận thương mại tự do đã được ký kết, hiện nay Việt Nam
đang trong quá trình đàm phán FTA với 7 khu vực và nền kinh tế khác. Đây
chính là cơ hội giúp cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn nữa, mà
đáng chú ý chính là các FTA với EU, TPP và RCEP.
RCEP là một hiệp định thương mại tự do liên kết các nền kinh tế của 16
quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhóm bao gồm hơn 3 tỷ người, có
tổng GDP khoảng 17 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng 40 phần trăm tổng thương
mại thế giới. Được bắt đầu đàm phán từ tháng 5/2013, hiện nay vòng đàm phán
thứ 10 đã diễn ra và nhà lãnh đạo của các bên kỳ vọng Hiệp định sẽ được ký kết
vào thời gian sắp tới . Với cam kết tự do hóa sâu rộng hơn thương mại hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư, RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Đối với
Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các
nước khác, và thách thức là hàng hóa các nước có thể vào thị trường Việt Nam
với thuế suất thấp.
Trong các ngành thương mại chịu nhiều tác động từ RCEP, dệt may Việt
Nam được đoán sẽ nhận được nhiều tác động tích cực từ Hiệp định này. Cụ
thể, với FTA ASEAN- Nhật Bản, hàng may mặc Việt Nam khi xuất khẩu vào
Nhật Bản phải được làm từ nguyên phụ liệu vải có xuất xứ tại ASEAN và Nhật
Bản. Trong khi đó, hiện có hơn 33% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam
được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng nếu RCEP có hiệu lực, hàng may mặc
Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu của Trung Quốc cũng được hưởng
ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bởi Trung Quốc cũng
là thành viên trong RCEP. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ chịu
nhiều thách thức cạnh tranh từ chính Trung Quốc, nước cũng sẽ nhận được
những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này.
Do đó, cần có những nghiên cứu để đánh giá các tác động của Hiệp định
thương mại tự do RCEP, để có cái nhìn đúng về những cơ hội và thách thức mà
Hiệp định mang lại, đặc biệt là những tác đông tới thương mại Việt Nam nói
chung và ngành dệt may nói riêng. Đây chính là lý do mà tui chọn đề tài: “Tác
động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại
hàng dệt may Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nội dung đề tài nhằm đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết
theo RCEP đến hoạt động thương mại hàng dệt may của Việt Nam đối với các
nước trong ASEAN +6
- Qua những kết quả thu được, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
- Những nội dung chính của RCEP là gì?
- Việc tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có
tác động như thế nào tới thương mại hàng dệt may của Việt Nam?
- Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy gia tăng thương mại dệt may khi tham gia
RCEP?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào Hiệp định RCEP, về ngành dệt may
Việt Nam và những tác động của việc thực hiện các cam kết của RCEP tới
thương mại hàng dệt may Việt Nam với các nước ASEAN +6
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Bao gồm các nước tham gia ký kết Hiệp định RCEP gồm 10
nước ASEAN và 6 nước đối tác là : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
Australia và New Zealand
Về thời gian: thời gian sử dụng trong nghiên cứu với các số liệu và sự kiện
trong giai đoạn 2003 – nay, đây là giai đoạn diễn ra hội nghị cấp cao ASEAN
lần 9, bước đầu hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN, và sự hợp tác giữa
Việt Nam với các nước ASEAN và 6 nước đối tác có những tiến triển tích cực.
5. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn chỉ ra những nội dung dự kiến, phạm vi đàm phán của RCEP, bên
cạnh đó luận văn đã trình bày một cách tổng quan về ngành dệt may Việt Nam,
về tình hình chung của ngành cũng như về giá trị xuất, nhập khẩu hàng dệt may
trong những năm qua
Trong luận văn, đã sử dụng phương pháp tính toán, nghiên cứu bộ chỉ số
ngành, sử dụng mô hình smart để đánh giá tác động của RCEP đến thương mại
ngành dệt may Việt Nam
Cuối cùng luận văn đề ra những giải pháp để ngành dệt may Việt Nam nhận
được những tác động tích cực nhất từ RCEP
6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được chia làm 5 chương, kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Hiệp định
thương mại tự do (FTA)
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tổng quan về RCEP và ngành dệt may Việt Nam
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số nhận xét và khuyến nghị giải pháp
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO (FTA)
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực
Tham khảo những nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực, những nghiên cứu đánh giá tác động tới các nước tham gia, đặc biệt là
những nước có nền kinh tế, ngành hàng xuất khẩu tương tự Việt Nam, có ý
nghĩa quan trọng đối với luận văn.
Từ Thúy Anh và Chu Thị Mai Phương (2011), “Hiệu ứng biên giới trong
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực”. Trong bài viết này, nhóm tác giả
phân tích yếu tố quyết định thương mại giữa các nước tham gia RCEP, tập trung
vào hiệu ứng biên giới. Thông qua sử dụng mô hình Lực hấp dẫn, nghiên cứu đã
chỉ ra được sự tồn tại của hiệu ứng biên giới đối với các nước tham gia RCEP,
nghiên cứu có giá trị tham khảo quan trọng cho các nhà lãnh đạo các nước
RCEP khi tham gia đàm phán. Đồng thời các tác giả cũng nêu rõ thiếu sót của
nghiên cứu này khi chưa tính toán tới độ co giãn của cầu, thiếu sót nãy sẽ được
nhóm tác giả bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo
Viên nghiên cứu ASEAN và Đông Á (2012), “Quan hệ đối tác kinh tế
toàn diện khu vực”. Trong báo cáo về RCEP này, nhóm tác giả đã đưa ra những
mô tả về hiệp định này, về giá trị cốt lõi cũng như mục đích chủ chốt của việc
đàm phán RCEP. Đồng thời nhóm tác giả còn phân tích các thách thức trong
việc đàm phán RCEP. Những thách thức có thể kể đến như : Những xung đột
trong lịch sử cũng và các tranh chấp lãnh thổ; sự khác biệt trong giai đoạn phát
triển, không chỉ về thu nhập mà còn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, bộ máy
quản trị…; việc theo đuổi mục tiêu hài hòa, thống nhất có thể dẫn đến một mẫu
số chung thấp nhất, điều này biến RCEP trở nên không còn nhiều ý nghĩa; bên
cạnh đó RCEP chưa được sự ủng hộ từ bên trong các nước tham gia, đặc biệt
các doanh nghiệp thường có ít sự hiểu biết về các FTA và ít sử dụng các ưu đãi
từ nó; cuối cùng, song song với RCEP, các nước thành viên cũng tham gia các
đàm phán khác như TPP, các thỏa thuận song phương với EU, điều này có thể
khiến cho việc đàm phán RCEP trở nên phức tạp hơn.
Yoshifumi Fukunaga và Ikumo Isono (2013), “Từ các hiệp định thương
mại tự do ASEAN +1 đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực”. Trong nghiên
cứu này nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các FTA của ASEAN, đặc biệt là
năm FTA hiện có với các nước trong ASEAN + 6, để xác định các lợi ích có thể
cũng như những thách thức của RCEP. Qua đó nhóm tác giả nhận thấy rằng 5
FTA ASEAN + 1 đã cung cấp một mức độ tư do hóa không đủ, các về thuế quan
lẫn thương mại dịch vụ. Năm FTA với các quy tắc xuất xứ khác nhau làm cản
trở việc sử dụng có hiệu quả các FTA. Nhóm tác giả đã đưa ra những đề nghị
cho đám phán RCEP, cần giải quyết các thách thức bằng cách đưa ra các mục
tiêu sau: Cắt giảm thuế quan hơn nữa (tới 95%), cần có những quy định rõ ràng
về hàng rào thuế quan, có những quy định chung về quy tắc xuất xứ và tự do hóa
thương mại ở mức cao hơn. Nói chung RCEP nên nhắm tới những mục tiêu cao
hơn so với các FTA Asean +1 hiện nay.
1.1.2 Các nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam:
Việc gia nhập WTO và đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự
do mở ra cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó có ngành dệt
may. Những nghiên cứu dưới đây đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về
ngành dệt may Việt Nam, đồng thời phân tích những tác động khi Việt Nam
tham gia các tổ chức, hiệp định thương mại tự do đến ngành này.
Nguyễn Anh Dương và Đặng Phương Dung (2011), “Việt Nam tham gia
WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng
dệt may”. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra được rất nhiều vấn đề mà xuất khẩu dệt
may Việt Nam đang gặp phải, có thể kể ra như: Hàm lượng giá trị gia tăng của
sản phẩm xuất khẩu nói chung còn hạn chế, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, chi
phí sản xuất ở Việt Nam cũng chưa đạt mức cạnh tranh cần thiết. Bên cạnh đó

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuy2807

New Member
Trích dẫn từ yeuanh_emnhe_16491:
Link tải miễn phí Luận văn:Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 01 06
Nhà xuất bản:ĐHKT
Ngày:2015
Miêu tả:64 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Kinh tế quốc tế -- ĐHKT. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

Ngôn ngữ:vie
Kiểu:text
Định dạng:text/pdf
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho


bạn cho mình xin link tài liệu này với
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

thuy2807

New Member
Re: [Free] Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam

Mình đã tải được tài liệu! Thank bạn rất rất nhiều!!!!!!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top