chocopie_babe

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển theo pháp luật Trung Quốc. Tìm hiểu nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển theo pháp luật Trung Quốc. Đưa ra một số khuyến nghị xây dựng chế độ pháp lý về nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong pháp luật Việt Nam

1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là cách vận chuyển có lịch
sử lâu đời nhất và phổ biến nhất, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành
và phát triển nền thương mại quốc tế. Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được
thực hiện thông qua hình thức hợp đồng - cơ sở để xác lập và thực hiện quan hệ
dịch vụ vận chuyển giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Việt Nam là
một nước giàu tiềm năng về biển và đang mở rộng quan hệ thương mại với quốc tế
nên việc phát triển ngành kinh doanh vận chuyển đường biển quốc tế là một nhiệm
vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện. Cùng với nỗ lực của
toàn Đảng, toàn dân thực hiện “Chiến lược biển đến năm 2020”; cùng với nỗ lực
của các nhà lập pháp mong muốn xây dựng cho Việt Nam một hệ thống pháp luật
hàng hải và thương mại toàn diện, phù hợp với pháp luật quốc tế, thì việc nghiên
cứu về hợp đồng vận chuyển đường biển quốc tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong tổng thể các vấn đề pháp lý của hợp đồng vận chuyển đường biển,
nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển là một nội dung không thể thiếu được của
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tui tập trung sự quan tâm của
mình vào chế định này vì ba lý do sau:
Thứ nhất: giao hàng bản thân nó liên quan đến mối quan hệ pháp lý vượt ra
ngoài một loại hợp đồng. Giao hàng không chỉ là nội dung của hợp đồng vận
chuyển mà còn cả hợp đồng mua bán hàng hoá. Đồng thời vấn đề này cũng liên
quan đến luật dân sự, chế định tài sản, chế định hợp đồng, luật thương mại và những
luật khác nữa. Phân định được mối quan hệ này sẽ cho tui cơ hội nghiên cứu một
cách toàn diện một vấn đề pháp lý nhưng được đặt trong những chế định pháp luật
khác nhau và có tính logic về tư duy.
Thứ hai: quan trọng hơn là sự thiếu vắng một hệ thống pháp luật hiện hành
hoàn chỉnh liên quan đến vấn đề giao hàng. Hầu hết những công ước quốc tế như
Quy tắc Hague, Hague-Visby và luật quốc gia trong lĩnh vực này như các đạo luật
về hàng hải ở nhiều nước cũng tập trung chủ yếu vào việc quy định quyền và nghĩa
vụ của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển và đảm bảo an toàn cho hàng
hoá, trong khi chỉ có vài lời giải thích chi tiết về giao hàng. Và hệ quả là, rất khó
khăn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc giao hàng vì pháp luật thực định
không có hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba: Những vấn đề như trách nhiệm giao hàng mà không có vận đơn;
mối quan hệ giữa việc giao hàng và thời điểm kết thúc giới hạn trách nhiệm của
người vận chuyển; những giải pháp cho người vận chuyển khi hàng hóa không được
nhận bởi người có trách nhiệm .v.v. đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi giữa các nhà
khoa học, những người làm thực tiễn trong lĩnh vực hàng hải, và cả các thẩm phán.
Việc lựa chọn pháp luật Trung Quốc để nghiên cứu xuất phát từ một số lý
do cơ bản như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc là một quốc gia có vị trí địa lý, hệ thống chính trị,
văn hoá tương đồng với Việt Nam. Phải nói rằng, tư duy thương mại được quyết
định rất nhiều bởi văn hóa và tư duy chính trị. Do vậy, việc dùng Trung Quốc làm
đối tượng nghiên cứu trong phạm vi luận văn này hi vọng sẽ đưa ra được nhiều kết
quả hữu ích cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, Trung Quốc có đường bờ biển dài, nền kinh tế nói chung và ngành
vận tải đường biển quốc tế phát triển, hiệu quả và năng động. Đây là điều kiện vật
chất cho một hệ thống pháp luật về vận chuyển bằng đường biển đa dạng và hoàn
chỉnh. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng là một nước có đường bờ biển dài
hơn 3000 km, có nền kinh tế biển phát triển từ lâu đời và đang được Đảng, Nhà
nước quan tâm đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn lâu dài. Với các điều kiện kinh tế
tương đồng như vậy, việc chọn pháp luật Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu sẽ có

nhiều điểm thuận lợi dựa trên các mẫu số chung cơ bản là nền tảng kinh tế như đã
trình bày.
Thứ ba, Trung Quốc có hệ thống pháp luật nói chung tương đồng với hệ
thống pháp luật Việt Nam từ lịch sử, quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô cũng
như tư duy pháp lý. Cùng nằm trong số các nước theo hệ thống pháp luật chủ nghĩa,
mà về cơ bản là theo hệ thống luật Châu âu lục địa (Civil Law) và không thuộc hình
thái cấu trúc nhà nước liên bang, Việt Nam và Trung Quốc có hệ thống pháp luật
với rất nhiều điểm tương đồng. Việc nghiên cứu một hệ thống pháp luật có nhiều
nét tương đồng như vậy là một điều không những lý thú mà còn hứa hẹn thu được
những kết quả bổ ích cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước. Với tư
cách là một nước láng giềng với Trung Quốc với kim ngạch trao đổi thương mại
hàng năm rất cao, có lẽ việc tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ trở nên hợp
lý và cần thiết đối với Việt Nam.
2. PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở xem xét tất cả sự phát triển cũng như những tranh luận xung
quanh vấn đề giao hàng trong vận chuyển đường biển, cuối cùng tui quyết định lấy
chủ đề gây tranh cãi này để làm luận văn của mình. Phải lưu ý rằng, trách nhiệm
giao hàng được nghiên cứu và phân tích trong phạm vi luận văn này được hiểu theo
nghĩa hẹp, tức là việc chuyển giao quyền chiếm hữu hàng hóa từ người vận chuyển
(tiếng Anh gọi là “carrier”) sang người nhận hàng (tiếng Anh gọi là “consignee”),
tại đó, người vận chuyển hoàn thành nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Mục đích cuối cùng của tui sau khi hoàn thành luận văn sẽ là có được một
nghiên cứu toàn diện về pháp luật liên quan đến nghĩa vụ giao hàng của người vận
chuyển. Hi vọng lớn nhất là công trình nghiên cứu này sẽ:
- Có giá trị như một nguồn tham khảo đối với những người công tác tại
các hãng tàu; những người tham gia trực tiếp vào quan hệ vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển;
- Rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng để góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật trong lĩnh vực giao hàng ở Việt Nam.
Trong luận văn này, tui kỳ vọng giải quyết được những vấn đề cơ bản sau
đây:
- Ý nghĩa pháp lý của việc giao hàng của người vận chuyển;
- Thời điểm việc giao hàng được xem là hoàn thành;
- Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm gì khi giao hàng không đúng
người, đặc biệt là trường hợp giao hàng mà không xuất trình vận đơn;
- Mối quan hệ giữa hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán hàng
hoá;
- Các tranh chấp liên quan đến việc giao hàng trên thực tế có thể được
giải quyết như thế nào; và
- Những kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng trong
quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước.
3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THAM KHẢO
Một số vấn đề về nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển được nhắc đến
ở một số công trình nghiên cứu như cuốn sách “Carver’s Carriage by sea” của tác
giả Raoul Colinvaux, 13th ed., Stevens & Sons, 1982; cuốn “Scrutton on
Chaterparties and Bill of Lading” của Stewart C. Boyd and others, 20th ed., London
Sweet & Maxwell,1996; cuốn “Bill of Lading: Law and Practise” của Nicholas
Gaskell, Regina Assariotis and Yvonne Baatz, 1st ed., LLP 2000. Những công trình

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ballz

New Member
Link down bị hỏng rồi ad có thể up lại giúp mình không? Thank ad nhiều.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top