daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU
TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC....................1
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tƣ phát triển ..................................................1
1.1.1. Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.......................................1
1.1.2. Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN........................................................... 13
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ................. 17
1.1.4. Đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ............................................ 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả đầu tƣ phát triển............................................. 42
1.2.1. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan ................................................................... 43
1.2.2. Đầu tư phát triển ở Trung Quốc ................................................................... 54
1.2.3. Đầu tư phát triển ở một số nước ASEAN ..................................................... 58
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM ............................... 71
2.1. Hiện trạng phát triển KTXH giai đoạn 2005-2010...................................... 71
2.1.1. Kinh tế......................................................................................................... 71
2.1.2. Văn hoá - xã hội........................................................................................... 74
2.2. Hiện trạng và hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN.................................... 77
2.2.1. Hiện trạng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .................... 77
2.2.2. Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN......................................................... 102
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM...... 154
3.1. Các mục tiêu phát triển chủ yếu ................................................................ 154
3.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 154
3.1.2. Một số mục tiêu cơ bản............................................................................. 154
3.2. Định hƣớng ................................................................................................. 160
3.2.1. Tình hình đất nước..................................................................................... 160
3.2.2. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 160
3.2.3. Định hướng................................................................................................ 161
3.3. Quan điểm về ĐTPT từ nguồn vốn NSNN................................................. 173
3.3.1. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN lấy hiệu quả làm thước đo hàng đầu ............... 173
3.3.2. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải góp phần khẳng định vai trò của Nhà
nước trong nền KTTT................................................................................. 174
3.3.3. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải có tỷ trọng phù hợp................................. 174
3.3.4. ĐTPT từ nguồn vốn NSNN phải có trọng tâm, trọng điểm......................... 175
3.3.5. ĐTPT từ NSNN phải hài hòa giữa vốn NSTW và NSĐP, các cấp ngân
sách với nhau, giữa ngân sách cứng và mềm............................................... 176
3.3.6. ĐTPT từ NSNN phải nâng cao tính cạnh tranh trong nội bộ ...................... 177
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.. 177
3.4.1. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong ĐTPT từ NSNN .............. 177
3.4.2. Đổi mới căn bản chủ trương, định hướng đầu tư phát triển......................... 183
3.4.3. Đổi mới cơ cấu đầu tư phát triển................................................................ 189
3.4.4. Đổi mới huy động và phân bổ nguồn lực cho ĐTPT .................................. 196
3.4.5. Tăng cường năng lực tổng thể về đầu tư phát triển..................................... 199
3.4.6. Tăng cường hợp tác quốc tế ....................................................................... 206
3.4.7. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ......................................................... 207
3.4.8. Tạo lập môi trường ĐTPT tốt, phát huy yếu tố có lợi, hạn chế yếu tố ảnh
hưởng tiêu cực đến ĐTPT........................................................................... 208
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế. Các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đều khẳng định mối
quan hệ hữu cơ giữa ĐTPT từ nguồn vốn NSNN với tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Lịch sử kinh tế thế giới là bằng chứng thể hiện tầm quan trọng của ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN đối với sự phát triển KTXH của các quốc gia, bao gồm các quốc gia có
nền kinh tế KHH, kinh tế thị trường cũng như kinh tế chuyển đổi.
Ở Việt Nam, từ 1945 - 1986, nền kinh tế vận hành theo cơ chế KHH. Nguồn
vốn dành cho ĐTPT chủ yếu là vốn NSNN. Cùng với sự đổi mới đất nước, kể từ
sau năm 1986, nguồn vốn dành cho ĐTPT ngày càng phong phú, đa dạng hơn: vốn
NSNN, vốn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, vốn FDI,…Nền kinh tế Việt Nam
đã dần dần chuyển đổi từ mô hình KHH sang mô hình kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN. Nói cách khác Việt Nam đang là một nền kinh tế
chuyển đổi. Vốn NSNN dành cho ĐTPT trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam
rất quan trọng. Thực tiễn qua hơn 25 năm đổi mới đất nước đã chứng minh điều đó.
Mặt khác hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam có những bối cảnh
mới: Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới (năm 2006
tham gia WTO,..). Việt Nam hiện là nền kinh tế chuyển đổi trong hội nhập quốc tế
có tính chất toàn cầu hoá.
Nhìn chung, trong hơn 25 năm đối mới và hội nhập quốc tế, ĐTPT từ nguồn
vốn NSNN của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc phát triển KTQD, ổn
định vĩ mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an
sinh và công bằng xã hội, ...
Tuy nhiên, hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN còn thấp, chưa đáp ứng được
yêu cầu chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, đặc biệt là giai
đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Những mục tiêu phát triển cơ bản Nhà nước đã đạt được
mặc dù còn ở mức độ thấp, nhưng giá phải trả cho sự phát triển ấy quá lớn, thể hiện
trên nhiều mặt. Từ năm 2011, Việt Nam quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó
có tái cấu trúc đầu tư. Nâng cao hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam là
một nhu cầu cấp thiết vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, đòi hỏi phải có
công trình nghiên cứu cập nhật. Từ đó tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả
đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài luận án
tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
ĐTPT nói chung và ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói riêng là một vấn đề được
các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế rất quan tâm. Có thể kể đến một số công
trình tiêu biểu có liên quan đã được các tác giả, cơ quan quản lý nhà nước, doanh
nghiệp công bố gần đây như:
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của
nhà nước” của Trần Công Hoà (năm 2007) tập trung đánh giá thực trạng hoạt động
tín dụng ĐTPT của Nhà nước ở Việt Nam, thông qua hoạt động của Quỹ Hỗ trợ
Phát triển và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Hiệu quả đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả
ĐTPT của DNNN” của Từ Quang Phương (năm 2003) đã nghiên cứu về hiệu quả
ĐTPT của các DNNN trên cơ sở phân tích đánh giá hoạt động ĐTPT của các DNNN ở
Việt Nam, với cách tiếp cận tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT của các DNNN.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân
hàng Thương mại Việt Nam” của Lê Thị Hương (năm 2003) đã xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM Việt Nam, tập trung
vào đầu tư thương mại và đầu tư tài chính (cho vay, chứng khoán,...). Tác giả phân
tích số liệu với góc độ vi mô trong các NHTM. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT công nghiệp từ
nguồn vốn NSNN” của Trịnh Quân Được (năm 2001) tập trung nghiên cứu hiệu quả
ĐTPT từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia dành cho công nghiệp, coi như là một nguồn
vốn từ NSNN. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh hiệu quả của nguồn
vốn NSNN dành cho công nghiệp với các nguồn vốn khác dành cho công nghiệp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top