smile_kiss90

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái lược về Chủ nghĩa Hậu hiện đại và thơ Việt Nam đương đại (sau 1975). Nghiên cứu những biểu hiện về mặt nội dung: cái “tôi” trữ tình và những thay đổi về tư tưởng thẩm mỹ. Tìm hiểu những biểu hiện về mặt hình thức nghệ thuật: cấu trúc thơ; ngôn ngữ và cách thức “trình diễn” thơ đương đại
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới đang chứng kiến một cuộc đổi thay chóng mặt của công
nghệ và truyền thông. Đi cùng với đó là sự lấn át mãnh liệt của những loại hình
nghệ thuật mang tính công nghệ cao như phim ảnh, internet, âm nhạc… đã và
đang khiến cho văn hóa “đọc” bị mất dần tầm ảnh hưởng. Đặc biệt là ở những
nước đang phát triển như Việt Nam, sự “lấn sân” này càng thể hiện rõ nét hơn
bao giờ hết. Ngay cả trong phạm vi “văn hóa đọc” nói chung cũng đã có những
phân định ngày một chênh lệch giữa văn xuôi và thơ. Ở những nước tư bản, nhịp
sống nhanh và hiện đại, người ta dễ dàng bắt gặp trên đường phố, quán café, tàu
điện ngầm, xe buýt, những người cầm trên tay một cuốn sách và say sưa đọc.
Nhưng đó là những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, hay những cuốn sách “cẩm
nang”… Để tìm được một độc giả trung thành với thơ ca ngày nay quả thật là rất
ít ỏi. Ở một nước có truyền thống yêu thơ ca như Việt Nam, hiện tượng này
cũng không tránh khỏi. Giới trẻ bây giờ dành nhiều thời gian cho những mối
quan tâm khác. Nếu đọc, họ thường tìm đến với văn xuôi, nhất là văn xuôi trên
mạng – một loại hình văn học mới nhưng đang được các bạn trẻ hưởng ứng một
cách tích cực. Lý do rất đơn giản, văn xuôi dễ tiếp cận hơn thơ ca!
Điều này xem ra có vẻ lạ lùng bởi từ buổi sơ khai của loài người, thơ ca
xuất hiện trước tiên. Và văn xuôi lại được xem là một hình thức phát triển cao
hơn của văn học nghệ thuật. Thế nhưng thực tế là văn xuôi phản ánh đời sống
một cách gần gũi hơn thơ ca. Con người hiện đại không còn nhiều thời gian để
đọc, ngẫm nghĩ và thấu hiểu những tầng ý hàm chứa trong ngôn từ cô đọng, ẩn
dụ của thơ ca, họ dễ dàng tìm được những điều họ muốn trong các tác phẩm văn
xuôi. Điều đó khiến cho thơ ca hôm nay phải đổi thay, để “giữ chân” người đọc.
1.2. Thế là thơ “hậu hiện đại” ra đời, nó nhanh chóng lan rộng và trở
thành một trào lưu trên khắp thế giới. Khi du nhập vào phương Đông, nó đã
khẳng định được sức mạnh hấp dẫn thực sự của sự đổi thay. Đặc biệt, khi đến
Việt Nam, trào lưu này tạo nên một thế hệ những nhà thơ trẻ (như chúng ta vẫn
thường gọi) với dòng thơ “đương đại”, đã gây nên nhiều “sóng gió” cho đời
sống văn học Việt Nam.
Tính chất mở rộng, phong phú, không thuần nhất của thơ đương đại đã
dẫn đến sự phức tạp, đa chiều trong cách tiếp nhận. Chưa bao giờ lại có một
khoảng cách lớn giữa sáng tạo và tiếp nhận, giữa các quan điểm tiếp nhận như
bây giờ. Tâm lý hoang mang, nghi ngờ của độc giả khi đứng trước một tác phẩm
thơ mới ra đời không còn là chuyện lạ. Cảm giác về sự hay dở nhiều khi chỉ là
do cảm tính, khó mà giải thích, chứng minh một cách rạch ròi. Giữa nhà thơ,
nhất là những nhà thơ có tham vọng cách tân, và một bộ phận công chúng khó
có được tiếng nói chung, khó tìm được sự đồng cảm hơn so với những giai đoạn
trước. Có những người lạc quan và hi vọng, cổ vũ cho cái mới với niềm tin
chúng ta sẽ sớm có được những sáng tác đem đến tiếng vang, sự thành công rực
rỡ cho thơ đương đại. Trong khi một bộ phận khác lại e sợ cho rằng thơ đang
lạm phát, thậm chí “loạn thơ”, bị thương mại hóa, tầm thường hóa.
Nhưng nhìn chung, trong nhiều xu hướng, quan điểm trái ngược nhau, quá
trình vận động của thơ Việt Nam từ sau 1975 đến nay là những nỗ lực không
mệt mỏi của những người cầm bút. Đây cũng chính là mạch sống của thơ ca
đương đại.
1.3. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nhu cầu về việc
nhận diện thực trạng sáng tác là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ định hướng
cho toàn bộ đời sống sáng tác, mà còn có ý nghĩa cấp thiết đối với đội ngũ lý
luận, phê bình. Nó có thể kích thích khát vọng sáng tạo và góp phần điều chỉnh
những sự cực đoan, lệch hướng. Vì vậy, một cái nhìn tổng quát về Chủ nghĩa
Hậu hiện đại, vấn đề vẫn thường xuyên được nhắc đến trong đời sống thơ ca
đương đại là vô cùng cần thiết. Có nhận diện được rõ về những gì đang xảy ra
hôm nay, mới có thể chủ động trong tương lai. Bởi thực tế, trong sự phát triển
của mình, thơ hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề - nhất là những vấn đề
về thực trạng sáng tác - cần được nhìn nhận một cách khách quan để thúc đẩy sự
phát triển của nó. Đời sống của thơ ca đương đại dường như ngày càng xa rời
với đối tượng tiếp nhận. Mặc dù tiếp nhận bao giờ cũng đi sau quá trình sáng tạo
nhưng nó sẽ có tác động ngược lại đến việc sáng tạo. Trên phương diện tích cực,
nó có thể kích thích khát vọng sáng tạo, góp phần điều chỉnh sự cực đoan, lệch
hướng.
1.4. Mới đây, Viện hàn lâm Thụy Điển đã trao giải Nobel văn học 2011
cho nhà thơ Tomas Transtromer, một nhà thơ Thụy Điển đã có tầm ảnh hưởng
lan rộng ở châu Âu và trên thế giới. Khi tên ông được xướng lên trong khán
phòng, nhiều người đã ồ lên, không phải vì kinh ngạc, mà có lẽ bởi niềm hạnh
phúc vì được an ủi. Nhiều người cho rằng Tomas và những sáng tác của ông
dường như đã bị quên lãng. Thế nhưng giải thưởng, sự ghi nhận của thế giới đã
cho thấy những cống hiến của ông là xứng đáng.
Sự vinh danh của một giải thưởng nghệ thuật danh giá nhất thế giới cho
một nhà thơ của chủ nghĩa “hậu hiện đại”, với những sáng tác tương tự những
họa phẩm thuộc trường phái siêu thực chứa đầy các hình tượng, các cám dỗ siêu
hình, sự im lặng và màu trắng – đã cho thấy sức mạnh của thơ “hậu hiện đại”.
Sự vinh danh của cá nhân Tomas cũng dường như là sự vinh danh cho toàn bộ
nền thơ ca hậu hiện đại hôm nay mà đôi khi đã bị đắn đo, đặt câu hỏi giữa “tồn
tại” hay “bị tiêu diệt”.
Trước những lý do trên, chúng tui quyết định chọn đề tài Những biểu hiện
của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại, nhằm có cái nhìn
tổng quan, cụ thể hơn về nền thơ ca Việt Nam hôm nay trong bối cảnh thơ ca
đang có những chuyển mình mạnh mẽ để tìm được lối đi đúng đắn đến với trái
tim độc giả và cũng để khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu của chính mình. Để thấy
được con đường và những đóng góp cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam của
các nhà thơ đương đại. Và cũng để nhìn nhận những gì chúng ta cần làm tiếp để
có thể xây dựng một nền thơ ca xứng tầm với khu vực và thế giới, là tiếng nói
tâm hồn của dân tộc Việt. Chúng tui mong muốn với đề tài này, có thể góp thêm


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Những biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp ở công ty sữa Việt Nam vinamilk Kiến trúc, xây dựng 2
L Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi Kinh tế chính trị 0
O Nhận diện những biểu hiện văn hóa quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ Kinh tế quốc tế 0
P Khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trưng Văn hóa, Xã hội 0
T Những biểu hiện tiền mãn kinh điển hình ở phụ nữ Sức khỏe 0
H [Free] Trình bày những kiến thức cơ bản về tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng của rối l Tài liệu chưa phân loại 0
T Mâu thuẫn biện chứng và những biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướn Môn đại cương 0
T Tính dân tộc biểu hiện trong tác phẩm văn học ở những phương diện nào? Liên hệ với thực tế văn học. Văn học 0
S BT cá nhân: Phân cấp quản lí – một trong những biểu hiện của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong q Tài liệu chưa phân loại 0
X Những vấn đề xã hội bức xúc ở việt nâm hiện nay là gì? phân tích thực trạng một số vấn đề tiêu biểu. Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top