quoctoan_ptit

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Tài chính và ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro tác nghiệp. Đánh giá tình hình quản trị rủi ro tác nghiệp, tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng Việt Nam tiếp
cận gần hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO đòi
hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung,
quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế. Trong thời gian qua, các
Ngân hàng thương mại Việt Nam đã quan tâm và tập trung thực hiện quản lý
một số rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…nên đến
nay đã xây dựng được một nền tảng khá tốt cả về kiến thức và nguồn lực để
quản trị các loại rủi ro này. Song đối với rủi ro tác nghiệp thì hầu như chỉ mới
bắt đầu, trong khi đó, rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro liên quan tới nhiều yếu tố
như: con người, hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ và cả các sự kiện bên
ngoài. Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên biến đổi, do đó rủi ro
tác nghiệp luôn xuất hiện trong hầu hết các hoạt động quan trọng của ngân
hàng.
Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng bị
tổn thất vì rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh (nguồn: báo cáo thực trạng ngành ngân hàng
năm 2010- Viện chiến lược ngân hàng nhà nước Việt Nam)(1). Ngoài ra tổn
thất do rủi ro tác nghiệp ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. Trong xu
thế phát triển hiện tại, RRTN ngày càng trở thành vấn đề lớn do môi trường
kinh doanh ngày càng phức tạp, hành vi trái pháp luật không ngừng tăng lên
trong điều kiện hội nhập quốc tế và áp lực công việc, đòi hỏi kết quả và lòng
trung thành của nhân viên ngày càng cao cùng với sự tận tâm của lãnh đạo
nhiều hơn; Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn cùng với tốc độ và khối
lượng giao dịch tăng mạnh cũng là yếu tố làm tăng rủi ro tác nghiệp.
Vì vậy, việc quản lý rủi ro tác nghiệp càng trở nên cấp thiết trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng tăng của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào
tạo sau đại học – Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội vào điều kiện
Việt Nam, học viên đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận văn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro tác nghiệp là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng
trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, chỉ cách đây 5 năm,
quản trị rủi ro tác nghiệp vẫn là một khái niệm mới mẻ. Mặc dù có nhiều nỗ
lực song cho tới nay Việt Nam vẫn chưa thiết lập được khuôn khổ pháp lý
chính thức cho hoạt động QTRRTN. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban
hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và thông tư số
19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày
30/8/2011 sửa đổi thông tư số 13 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng trên cơ sở xem xét áp dụng thông lệ Basel II. Song
các Ngân hàng thương mại vẫn đang mong đợi NHNN sớm ban hành những
quy định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp trên
tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương
pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro tác nghiệp và cơ chế trích
lập dự phòng RRTN.
TS. Phạm Huy Hùng- Chủ tịch hội đồng quản trị NHTMCP Công
Thương Việt Nam đã có bài viết “Phương pháp quản trị rủi ro tác nghiệp tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam” năm 2011đăng trên Kỷ yếu các công
trình nghiên cứu ngành ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
Hiện nay việc nghiên cứu về RRTN còn rất hạn chế, chưa phản ánh đầy
đủ, chưa đủ chiều sâu và mang lại một ý nghĩa thực tiễn thực sự hữu ích, có
tính ứng dụng lâu dài và phù hợp.Do một số nguyên nhân chủ quan và khách
quan mà các giải pháp không thể thực hiện một cách trọn vẹn. Do vậy, trong
quá trình nghiên cứu đề tài này, tui xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và
mong rằng có thể áp dụng được phần nào vào thực tiễn hoạt động, nâng cao
hiệu quả quản trị tại các NHTM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
+ Nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và hạn chế, giảm thiểu các chi
phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp.
+ Xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị liên quan
trong thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ uy tín, đạt mục tiêu hoạt động
kinh doanh an toàn, hiệu quả của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
3
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng và quản trị rủi ro tác nghiệp.
+ Hai là, đánh giá tình hình quản trị rủi ro tác nghiệp, tìm ra những hạn
chế, tồn tại và nguyên nhân của nó.
+ Ba là, đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả
quản trị rủi ro tác nghiệp ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận văn sẽ khảo sát các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2007 đến 2010.
+ Định hướng và giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tác nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh - đối chiếu,
phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, nghiên cứu tình huống, sử dụng số liệu
tổng hợp thứ cấp, ...
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm QTRRTN trên thế giới,
đánh giá khả năng vận dụng ở Việt Nam, đề xuất một số giải pháp có tính ứng
dụng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân
hàng thương mại
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản trị rủi ro tác
nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top