Link tải luận văn miễn phí cho ae

Phân tích và xây dựng định nghĩa khoa học của khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết định tội, tình tiết định khung; nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cơ bản của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và so sánh nó với các tình tiết định tội, định khung. Khái quát sự hình thành và so sánh nó với các tình tiết định tội, định khung. Khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định này. Từ đây phân tích một số tồn tại xung quanh việc quy định và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Luận chứng cho sự cần thiets phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời đưa ra mô hình lý luận với sự bổ sung một số các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời đưa ra mô hình lý luận với sự bổ sung một số các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cần được nhà làm luật nước ta ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã
tồn tại từ khá lâu trong lịch sử từ sau khi giành được độc lập đất nước 1945,
vấn đề các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng đã được
nhắc đến và nằm rải rác ở các văn bản pháp lý mang tính đơn lẻ, không hệ
thống như: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3/1946 của Chính phủ quy định lại về
mặt tội danh và hình phạt; Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 quy định việc
trừng trị đối với các hành vi phá hủy công sản; Sắc lệnh số 27/SL được ban
hành ngày 28/02/1946 nhằm trừng trị các hành vi bắt cóc, tống tiền và ám sát.
Sắc lệnh số 71/SL ban hành ngày 02/02/1946 ấn định quy tắc quân đội quốc
gia. Sắc lệnh đại xá ngày 20/10/1945, văn bản này đã đại xá cho tuyệt đại đa
số án được tuyên trong thời Pháp thuộc; Sắc lệnh số 113/SL ngày 20/01/1953
trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động
phản quốc (Điều 1 Sắc lệnh); Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; Pháp lệnh
trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội
xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các
tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970; Thông tư số 03-
BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định
về các tội phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm
hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; v.v...
Đến Bộ luật hình sự năm 1985, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự mới được ghi nhận chính thức như là những chế định độc lập trong pháp
luật hình sự. Đến khi pháp điển hóa pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ hai
với việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng đã được sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn
thiện. Tuy nhiên, lần pháp điển hóa thứ hai này vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu về mặt lập pháp đối với chế định này, cũng như thực tiễn áp dụng nó.
Chẳng hạn, cả hai Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999 vẫn chưa đưa ra
được định nghĩa pháp lý của khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự, định nghĩa về khái niệm tình tiết định tội, tình tiết định khung. Mặt
khác, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy những quy phạm của
chế định này còn nhiều bất cập, một số quy định chưa chặt chẽ và thống nhất
về nội dung, đặc biệt trong thực tiễn đời sống xã hội & thực tiễn pháp lý đang
tồn tại nhiều trường hợp có thể áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự nhưng lại chưa được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận và quy định
trong Bộ luật hình sự.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt
khoa học những vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và áp
dụng các quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực
tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu
quả của các quy định đã nêu trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành các bước
để tiến hành pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ 3 (sửa đổi, bổ sung Bộ
luật hình sự 1999) không những có ý nghĩa lý luận-thực tiễn và pháp lý quan
trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do luận chứng
cho việc tác giả quyết định lựa chọn đề tài “các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những chế định quan trọng, chế định các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự có liên quan mật thiết và chặt chẽ đến chế định hình
phạt và nhiều chế định khác trong Luật hình sự, chính vì vậy nó được ghi nhận

trong pháp luật hình sự ở nhiều nước trên thế giới như: Liên bang Nga, Cộng
hòa Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển; v.v...
Còn ở nước ta, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy
định trực tiếp tại các điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được đề cập, phân tích
trong một số Giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam (Phần chung). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ
biên. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 3)
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Tập thể tác giả do GS. TS. Nguyễn Ngọc
Hòa chủ biên. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003; 4) Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do PGS. TS. Võ Khánh Vinh chủ
biên. Đại học Huế. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) . Các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự-Đinh văn Quế- Sách tham khảo (2000), NXB
Chính trị quốc gia. 6) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung
(NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn Quế...
hay được đề cập trong một số bài viết khác trên các Tạp chí chuyên
ngành như: 1) “ Về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
trong BLHS 1999 và một số kiến nghị” – Trịnh Tiến Việt- Tạp chí Tòa án
nhân dân số 13, tháng 7/2004; 2) “ Một vài ý kiến về chế định tái phạm, tái
phạm nguy hiểm theo quy định của BLHS 1999”-Phạm Hồng Hải- Tạp chí
Tòa án nhân dân số 4/2001; 3) “ Những bất cập trong một số điều khoản của
BLHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung” – Nguyên Hồng- tạp chí Nghiên cứu lập
pháp- số 91, tháng 01/2007; 4) “ Bàn về các tình tiết tăng nặng trong việc cá
thể hóa TNHS và hình phạt”- Trịnh Tiến Việt- Tạp chí Kiểm Sát số 04/2003;
7) “ Cần thống nhất nhận thức khi áp dụng một số tình tiết định tội và định
khung tăng nặng của tội cố ý gây thương tích”- Phan Hồng Thủy- Tạp chí
Kiểm Sát số 12/2004…
Đặc biệt đáng lưu ý trong lĩnh vực này có một công trình nghiên cứu đó
là: Luận văn Thạc sỹ Luật học của Bùi Văn Lam về “ Các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam”, bảo vệ Năm 2002 tại trường
Đại học Luật Hà Nội. Tác giả Bùi Văn Lam nghiên cứu các tình tiết tăng nặng
TNHS, trong đó đề cập đến một số tình tiết như: phạm tội trong thời gian thử
thách của án treo, phạm tội trong tình trạng say rượu, phạm tội nhiều lần… tuy
nhiên kết quả nghiên cứu đã lâu (cách đây 08 năm), các vấn đề được tác giả đề
cập đã được pháp điển hóa hay không còn mang tính thời sự.
Còn tác giả của luận văn này sẽ đi sâu phân tích về việc áp dụng các tình
tiết tăng nặng TNHS theo khoản 1 điều 48 BLHS như: Xâm phạm tài sản của
Nhà nước; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội vì động cơ đê hèn; Lợi
dụng chức vụ để phạm tội; cũng như tác giả sẽ tập trung phân tích nghiên cứu
những giải pháp khắc phục những bất cập tại khoản khoản 2 điều 48 BLHS về
những tình tiết đã là yếu tố định tội hay định khung hình phạt thì không coi là
tình tiết tăng nặng; Giải quyết bài toán về việc xác định “ Tái phạm, tái phạm
nguy hiểm” đối với loại tội có quy định tình tiết định tội “ Đã bị kết án về loại tội
này, chưa được xóa án tích”…
Thời điểm tập trung nghiên cứu là thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự trong giai đoạn hiện nay (2001-2009).
3. Phạm vi nghiên cứu
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những chế định phức tạp,
có nhiều nội dung liên quan đến các chế định khác nhau trong Bộ luật hình sự
như: hình phạt, trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự; tái phạm, tái
phạm nguy hiểm, án treo v.v... Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ
xem xét và giải quyết một số vấn đề xung quanh các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự, mà cụ thể là:
1) Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự;
2) Phân biệt các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các chế định
khác có liên quan như đối với các tình tiết định tội, định khung.
3) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt
Nam;
4) Phân tích nội dung và điều kiện áp dụng các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, kết hợp với
thực tiễn áp dụng.
Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ bản của các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự, tác giả của luận văn đi sâu nghiên cứu các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự trên phương diện (khía cạnh) lập pháp và việc
áp dụng chế định này trong thực tiễn, đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy
phạm của chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu nêu trên trong luận văn này, tác giả tập trung
vào giải quyết những nhiệm vụ chính như sau:
1) Phân tích và xây dựng định nghĩa khoa học của khái niệm các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết định tội, tình tiết định khung;
nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cơ bản của các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự và so sánh nó với các tình tiết định tội, định khung.
2) Khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

gửi cho mình xin link download mơi nhé.Mình Thank !
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội : Luận văn ThS. L Luận văn Luật 5
H Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại T Tài liệu chưa phân loại 0
I Phân tích tình hình thực hiện chi phí và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí tại công ty trách nhiệ Tài liệu chưa phân loại 0
Q Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Cách thức xác định các tình tiết trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Phần Mềm Plaxis 2D Phân Tích Động Trong Tính Toán Thiết Kế Các Công Tình Xây Dựng Kiến trúc, xây dựng 0
D Dự báo tình hình tội phạm giết người và các giải pháp Luận văn Luật 0
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top