Stanwode

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những chiến công oanh liệt quét sạch giặc Minh dựng lại nền độc
lập và dẹp tan giặc Chiêm Thành để giữ vững bờ cõi, các đời vua Lê ở thế kỷ XV đã
có nhiều biện pháp trị nước an dân, ban hành một nền pháp chế mang đậm tinh
thần, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nền pháp chế ấy vừa đảm bảo nhu cầu của
quốc gia, vừa thỏa mãn nguyện vọng chân chính của nhân dân. Vì thế, nền pháp chế
thời Lê luôn là một di sản văn hóa quý giá tồn tại lâu dài cho các triều đại sau.
Nhiều điều luật cho đến ngày nay vẫn được nền pháp quyền nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tiếp thu, cải đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Trong các vị
vua anh minh dưới triều Lê sơ, triều đại vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) với hai
niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469) và Hồng Đức (1470 – 1497) giữ một vị trí và
vai trò nổi bật, tiêu biểu cho một thời kỳ thịnh trị của quốc gia, một thành công lớn
trong xây dựng đất nước và phục hưng dân tộc. Sau 38 năm chấp chính, Lê Thánh
Tông đã đưa đất nước phát triển đến một thời kỳ rực rỡ và hết sức vẻ vang. Đó là
thời kỳ xây dựng và củng cố chế độ tập quyền, quân chủ chuyên chế ở mức rất cao,
giữ vững độc lập dân tộc, củng cố quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia và mở
mang bờ cõi, phát triển đất nước. Thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa, khi nhà vua
luôn chú trọng giáo hóa tri thức, coi trọng hiền tài, tìm tòi và sáng tạo ra các chủ
trương, quyết sách sáng suốt để quản lý đất nước. Đó còn là thời kỳ pháp luật được
đề cao trong đạo trị nước với nhiều thành tựu nổi bật đặc sắc.
Trong nhiều di sản của vua Lê Thánh Tông để lại cho hậu thế nổi bật nhất là
Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật này được khỏi xướng và cho ban hành đầu tiên từ thời
vua Lê Thái Tổ, nhưng người có công lao chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện lớn nhất
là vua Lê Thánh Tông – vị vua hiền tài và anh minh hiếm thấy trong các triều đại
phong kiến Việt Nam.
Bộ luật Hồng Đức là di sản văn hóa pháp lý đặc sắc, độc nhất vô nhị của Việt
Nam, chưa có công trình pháp lý nào trong lịch sử nhà nước và pháp luật phong
kiến Việt Nam sánh bằng. Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa toàn bộ các điều
luật đã ban hành trong các đời vua tiền nhiệm, chỉnh sửa và bổ sung thêm cho phù
hợp với thời thế, Lê Thánh Tông đã tập hợp, xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh
và đầy đủ. Bộ luật là kết quả của sự hệ thống hóa, pháp điển hóa hoàn chỉnh nhất ở
trình độ cao pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam, một bộ luật chính thống,
rường cột của toàn bộ hệ thống pháp luật đồ sộ và phong phú thời Lê. Nội dung của
Bộ luật thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của vua Lê Thánh Tông trong việc trị nước
an dân, chứa đựng trong các đạo dụ, chiếu chỉ khác nhau mà ông đã ban bố với
quan lại và thần dân Đại Việt lúc bấy giờ. Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật tổng
hợp có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm nhiều ngành luật: hình sự, dân sự, hôn
nhân – gia đình, quân sự, tố tụng, hành chính... Bộ luật điều chỉnh không chỉ những
quan hệ xã hội nảy sinh trong lĩnh vực hình sự mà cả những quan hệ trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với Bộ luật Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã
xác lập được trật tự pháp luật cần thiết và đầy đủ hiệu lực. Trật tự đó vừa đủ để
củng cố và bảo vệ nhà nước phong kiến tập quyền, vừa đủ để mở đường an toàn cho
sự phát triển lâu bền của trật tự đời sống xã hội. Tư tưởng trị nước bằng pháp luật
này của Lê Thánh Tông đã giúp cho nước Đại Việt phát triển đến một trình độ rực
rỡ như chúng ta đã thấy.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại cho đến ngày nay bao gồm 722 điều , chia
làm 6 quyển, 15 chương. Pháp luật bao giờ cũng mang tính giai cấp và thời đại. Bộ
luật Hồng Đức cũng thể hiện rõ điều đó với nội dung chủ yếu nhằm bảo vệ chế độ
quân chủ triều Lê, bảo vệ tài sản và quyền thu tô thuế, bắt phu bắt lính của Nhà
nước, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội…Bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền và các
nguyên tắc về luân lý, đạo đức phong kiến cũng là một nội dung quan trọng của Bộ
luật Hồng Đức. Trong gia tộc, địa vị của người trưởng tộc, của vợ cả, con trưởng
đều được đề cao và những nghi lễ về hôn nhân, về tang phục đều được quy định rất
khắt khe. Những tội ác nghịch, bất hiếu, bất mục…đều được liệt vào tội “thập ác” bị
trừng phạt rất nặng.
Bộ luật Hồng Đức có mô phỏng luật Tùy, Đường của Trung Quốc và kế thừa
luật thời Lý, Trần nhưng chứa đựng nhiều giá trị phản ánh ý thức độc lập dân tộc
mạnh mẽ của triều Lê, sự chăm lo của Nhà nước đối với chủ quyền và an ninh quốc
gia, đối với những lợi ích cộng đồng như đê điều, thủy lợi, mùa màng và sự tôn
trọng và thể chế hóa thành pháp luật của Nhà nước đối với những phong tục tập
quán, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
38 năm trị vì của Lê Thánh Tông đã tạo nên một thời kỳ thái bình, thịnh trị
trong lịch sử. Nước Đại Việt dưới triều Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia độc
lập, thống nhất và cường thịnh ở vùng Đông Nam Á. Nền quốc phòng được củng cố
mạnh mẽ và lãnh thổ toàn vẹn của đất nước được bảo vệ với ý thức kiên quyết giữ
gìn từng tấc đất của ông cha để lại như Lê Thánh Tông đã từng ra lệnh cho các
tướng trấn giữ biên cương: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt
bỏ…Nếu ngươi dám mang một thước, mốt tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi
cho giặt thì phải tội tru di”. Bộ luật Hồng Đức ra đời là một trong những thành công
lớn nhất trong lĩnh vực cách tân nền pháp luật quốc gia của Lê Thánh Tông. Đó
cũng là công lao lớn nhất khiến cho tên tuổi của Ông tồn tại mãi mãi với non sông.
Không những vậy, với công trình pháp điển hóa này, Ông đã làm rạng danh và đưa
đất nước Đại Việt lên tầm cao của lịch sử về văn hóa pháp lý.
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các học giả, các luật gia và các
nhà chính trị học về Bộ luật này. Với vốn kiến thức ít ỏi của mình, đề tài của tui chỉ
mong góp một phần rất nhỏ vào mảng nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức để thấy được
những giá trị pháp lý mà ông cha ta đã để lại cho hậu thế, những giá trị đương đại
còn tồn tại và có ý nghĩa lớn với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài của tui có đối tượng nghiên cứu là Bộ luật Hồng Đức thời vua Lê
Thánh Tông.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tổng quan về Bộ luật Hồng Đức và đi sâu phân tích một
số chế định pháp luật cơ bản và giá trị kế thừa của chúng, bao gồm: quan chế, trách
nhiệm quan lại đối với việc thực thi nhiệm vụ, đối với đời sống, quyền lợi của người
dân; bảo vệ nhóm xã hội yếu thế; hôn nhân, gia đình và dân sự; thủ tục tố tụng, kỹ
thuật pháp lý.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn tìm hiểu, làm rõ nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức, thấy được
những điểm tiến bộ và hạn chế của bộ luật. Từ đó rút ra những giá trị kế thừa còn
đến ngày nay của công trình pháp luật này.
4. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề
Luận văn có phương pháp tiếp cận từ nhiều nguồn: văn bản Bộ luật Hồng
Đức, các tài liệu sách, báo, tạp chí, chuyên san nghiên cứu của các học giả trong và
ngoài nước. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp các tài
liệu đó để tìm hiểu nội dung của Bộ luật, qua đó thấy được các bài học rút ra với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
5. Tính mới của luận văn
Nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó thì đã có rất nhiều
các học giả chuyên sâu. Luận văn của tui là sự nghiên cứu đi sâu vào phân tích một
cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống vấn đề giá trị của Bộ luật đối với việc xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện
nay, nhất là các giá trị kế thừa về chế độ công vụ.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 3 phần:
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tính mới của luận văn
6. Kết cấu của luận văn
Phần Nội dung: được chia làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Bộ luật Hồng Đức
Chương 2. Nội dung cơ bản, giá trị kế thừa của Bộ luật Hồng Đức về quan
chế, bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế
Chương 3. Nội dung cơ bản, giá trị kế thừa của Bộ luật Hồng Đức về dân sự,
hôn nhân gia đình; thủ tục tố tụng và kỹ thuật pháp lý
Phần Kết luận
Tài liệu tham khảo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khoaitays

New Member
Re: Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại : Luận án TS. Luật : 60 38 01

Ad ơi! Link tải bị die rồi ak! Ad up lại giúp mình với! Tks ad nhiều! :)
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top