rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của đất cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng: vi sinh vật tham gia vào quá trình hình thành mùn làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ độ ẩm cho đất, tác dụng trực tiếp đến sự phân giải khoáng hoá các hợp chất hữu cơ, đó là nhóm vi sinh vật có khả năng cố định nitơ trong khí quyển. Nhờ đặc tính đó của vi sinh vật kết hợp với nền chất mang để sản xuất phân bón sinh học làm tăng độ màu mỡ của đất nâng cao chất lượng cây trồng.
Vi sinh vật cố định nitơ là những vi sinh vật có khả năng sử dụng nitơ phân tử và khử thành NH3. Có 2 nhóm có khả năng cố định nitơ phân tử đó là: nhóm sống cộng sinh và nhóm sống tự do. Trong nhóm sống tự do cố loài hiếu khí, kỵ khí và vi khuẩn lam. Và một trong những loài vi sinh vật có ý nghĩa không nhỏ trong quá trình cố định nitơ phân tử cho hệ sinh thái đất đó là vi khẩn kỵ khí Clostridium pasteurianum. [7].
Clostridium pasteurianum là loài vi khuẩn kỵ khí, sinh bào tử ,có khả năng cố định nitơ cao. Khi đồng hoá hết 1g thức ăn cácbon, chúng tích luỹ được khoảng 5 – 10(mg) nitơ.[7].
Do vậy sự hiểu biết về loài vi kkhuẩn này trong một hệ sinh thái đất là hết sức cần thiết.
Vi sinh vật có tác dụng tốt đói với tính chất lý hoá và sinh họccủa đất, tham gia các quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ, các chất khoáng góp phần nâng cao dinh dưỡng của đất và đồng thời vi sinh vật còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh giá trị thiết thực cho nền nông nghiệp, hiện nay phân bón vi sinh còn kiến tạo một nền nông nghiệp ổn định, bền vững gắn liền với nông nghiêp hữu cơ. Việc sản xuất phân bón sinh học góp phần giảm bớt nguy cơ ô nhiễm môi trường, đồng thời trả lại cho đất những gì mà cây đã lấy đi.
Cây ngô (zemay SL) là cây lương thực có giá trị kinh tế không nhỏ đối với nền nông nghiệp nước ta nói riêng và một số nước trên thế giới, là nguồn nuôi sống 1/3 số dân trên toàn thế giới.
Cây ngô có nguồn gốc từ một loại cây hoang dại ở miền trung nước Mêhicô. Ở nước ta ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa với diện tích đang tăng dần qua các năm và đến năm 2010 đạt 750.000 ha.
Từ trước tới nay, ngô luôn là loài cây lương thực đặc trưng của nước ta và đối với một số vùng dân cư ven sông Lam như huyện Hưng Nguyên nói riêng. [3].
Sông Lam là một con sông lớn ở Nghệ An và hàng năm nó bồi đắp một lượng phù sa rất lớn cho vùng đất nơi đây như khu vực Hưng Nguyên, Nam Đàn. Đây là điều kiện rất tốt, thuận lợi để phát triển nghề trồng cây ngô và một số loài cây khác như: lạc, đỗ, vừng, ... nhưng vai trò cố định nitơ ở vùng đất này chưa được nghiên cứu.
Để tìm hiểu về các chất dinh dưỡng của đất cũng như tìm hiểu khả năng cố định nitơ phân tử, tạo màu mỡ cho đất nơi đây thì việc tìm kiếm, phân lập, tuyển chọn các chủng về loài vi khuẩn kỵ khí Clostridium sẽ giúp chúng tacó thể xác định về khả năng cung cấp phân đạmcho cây, biết được lượng nitơ cần thiết trên một diệnn tích cụ thể,có thể xác định nhu cầu cung cấp thêm phân vi sinh cố định nitp - đạm sinh học, xác định lượng bón phân cân đối và hợp lý để nâng cao năng suất cây ngô. Đồng thời góp phần vào việc điều tra khai thác tài nguyên sinh vật có ích phục vụ sản xuất.


II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Chúng tui tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm:
1. Điều tra tình hình sản xuất ngô ở địa phương Hưng Lợi – Hưng Nguyên – Nghệ An về kỷ thuật canh tác, tình hình sử dụng các loại phân bón, năng suất, …
2. Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Clostridium có khả năng cố định nitơ phân tử tồn tại trong đất ngô tại xã Hưng Lợi – Hưng Nguyên – Nghệ An
3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cũng như khả năng cố định nitơ tự do. Và lựa chọn chủng Clostridium pasteurianum có khả năng cố định nitơ lớn nhất.
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố điều kiện sống cũng như, độ ẩm, pH đến đời sống của chủng đã chọn. Từ đó đưa ra các trị số tối ưu để ứng dụng vào sản suất phân đạm vi sinh.
5. Rèn luyện cho bản thân một số kỷ năng thực hành, thí nghiệm, làm quen với phưiơng pháp nghiên cứu khoa học.





PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Định nghĩa phân bón:
Các chất đưa vào đất có tác dụng trực tiếp cải thiện dinh dưỡng của thực vật và cải thiện tính chất của đất- gọi là phân bón. Phân bón được chia làm hai nhóm:
- Nhóm phân khoáng không chứa chất hữu cơ, bao gồm: phân nitơ, phôtphat, Kali, Magiê, phân hỗn hợp, phân Bo, phân Molipđen.
- Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân than bùn, phân xanh, phân rác.
Ngoài ra còn có phân vi sinh đã bước đầu được sử dụng để tăng cường các quá trình sinh học trong đất và góp phần bảo vệ môi trường.
Ngoài tác dụng trực tiếp là tăng năng suất, phân bón có tác dụng rất lớn đến việc tạo ra nền đất thâm canh mà lâu nay người sử dụng ít chú ý tới. Những khiếm khuyết về chế độ dinh dưỡng đất không thể bổ cứu được nếu chỉ biết đầu tư lao động mà còn phải đầu tư vật chất thông qua bón phân để nâng cao dự trữ dinh dưỡng và mức dễ tiêu của các nguyên tố
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: Năng suất cây trồng càng cao, lượng dinh dưỡng cây lấy đi càng nhiều và nhu cầu phân bón càng lớn.
Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hoá học gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, làm giảm khả năng chống chịu của cây trồng dẫn đến bùng nổ dịch bệnh, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nông sản và cũng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến thoái hoá đất canh tác. Tồn dư của các sản phẩm hoá học nàyđã và đang tích luỹ trong hệ sinh thái và trở thành mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người và môi sinh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top