songthan_tp2000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THEO CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI10
1.1. Khái lược về Chương trình xây dựng nông thôn mới 10
1.1.1. Nông thôn và phát triển nông thôn 10
1.1.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới 11
1.2. Phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng nông thôn mới 13
1.2.1. Khái niệm, vai trò của phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng
nông thôn mới 13
1.2.2. Nội dung của phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng nông
thôn mới 21
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo Chương trình xây
dựng nông thôn mới 32
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 36
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển kinh tế theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới 40
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội 40
1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang [28] 41
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho huyện Thạch Thất
42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO
CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 44
2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở Thạch Thất 44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 44
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 48
2.2. Những thành quả sau 4 năm thực hiện phát triển kinh tế theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất (2010 - 2013) 51
2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51
2.2.2. Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực 58
2.2.3. Phát triển các hình thức sản xuất 60
2.2.4. Kết cấu hạ tầng - kỹ thuật 63
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế theo Chương
trình xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch Thất 66
2.3.1. Những hạn chế 66
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 71
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THEO CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
THẠCH THẤT - THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 74
3.1. Bối cảnh trong nước tác động đến sự phát triển của Thạch Thất 74
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng
nông thôn mới ở Thạch Thất giai đoạn 2014-2020 75
3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng nông thôn
mới huyện Thạch Thất giai đoạn 2014-2020 75
3.2.2. Mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế huyện Thạch Thất giai đoạn
2014 - 2020 78
3.3. Các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng
nông thôn mới ở Thạch Thất giai đoạn 2014 - 2020 80
3.3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế 80
3.3.2. Nhóm giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành
nghề, dịch vụ ở nông thôn 82
3.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển các nguồn lực đáp ứng các yêu cầu phát
triển kinh tế 86
3.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tăng
cường liên kết và phát triển thị trường nông thôn 90
3.3.5. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn đồng bộ, từng bước hiện
đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện 92
3.3.6. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương
trong phát triển kinh tê theo Chương trình xây dựng nông thôn mới 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển đang diễn ra sâu rộng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, nước ta đang nỗ lực thực hiện thành công tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước để xây dựng nước ta thành
một nước công nghiệp tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn hướng tới thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên sẽ không thể có một nước công nghiệp nếu như nông nghiệp, nông
thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Nhận thức rõ vấn đề này, tại
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định cần “Xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển ngày càng hiện đại” và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng về vấn đề thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội
nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã chỉ rõ cần “Xây dựng nông thôn mới
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Đến nay, quá trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam đang từng
bước được triển khai thực hiện. Chính phủ đã có Chương trình hành động
nhằm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi rõ rệt,
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) được phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần người dân được cải thiện và không ngừng nâng lên. Tuy nhiên do
nhận thức chưa đồng đều, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chưa thực sự hiệu quả,
đầu tư còn phân tán, dàn trải nên kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng
được so với các yêu cầu đặt ra. Đồng thời thực tiễn quá trình tổ chức thực
hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế và vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Thạch Thất là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, với đặc thù
là huyện bán sơn địa, khu vực nông thôn chịu ảnh hưởng khá mạnh của quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, tăng trưởng chưa đồng đều giữa các xã
do sự khác biệt về vị trí địa lý, về ngành nghề truyền thống, nguồn tài nguyên
và lợi thế thị trường. Do vậy trong thời gian qua, thực hiện các Nghị quyết,
Quyết định, Chỉ thị của Thành ủy, Huyện ủy, Đảng bộ và nhân dân huyện
Thạch Thất luôn quan tâm sát sao, nỗ lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện và đã thu được những kết quả
bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện cho thấy hầu
hết các địa phương đều đang đầu tư dàn trải và chú trọng nhiều vào việc triển
khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản mà chưa có sự quan tâm đúng mức
tới việc triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho
người dân địa phương. Trong khi đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy
đã đúng hướng nhưng diễn ra còn chậm, phát triển thiếu quy hoạch, sản xuất
nông nghiệp vẫn còn manh mún, hiệu quả thấp; việc khôi phục và phát triển
lại các làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn, các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ sản xuất còn hạn chế; vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động gặp khó khăn, nhất là các vùng phải thu hồi đất cho các dự án phát triển
KT-XH; chênh lệch giàu cùng kiệt giữa các địa phương còn lớn đang là những
vấn đề bức xúc trong xã hội. Điều này dẫn đến kinh tế ở một số xã phát triển
chưa vững chắc, không có chiều sâu, chất lượng và hiệu quả chưa cao, quan
hệ hợp tác trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế từ đó đã làm suy giảm “lực
nội sinh” trong quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Xuất phát từ những yêu cầu về đẩy nhanh quá trình thực hiện xây dựng
nông thôn mới và tình hình trên đây, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phát triển kinh tế theo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những trọng tâm trong
chiến lược phát triển KT-XH của nước ta, được Đảng và Nhà nước hết sức coi
trọng, đây cũng là vấn đề được các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các nhà
làm chính chính và các tổ chức quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay đã có
nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông
dân; nhiều công trình nghiên cứu giá trị của các nhà khoa học về vấn đề nông
nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông thôn nhằm nâng cao đời sống nhân
dân sau đổi mới, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa
VII) đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 10/6/1993 về việc tiếp tục đổi mới
và phát triển KT-XH nông thôn; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998
của Bộ Chính trị về Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sau
khi Việt Nam gia nhập WTO, tiếp tục xác định tầm quan trọng của nông
nghiệp, nông thôn, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung Ương (khóa X)
đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng nông
thôn mới không ngừng nân cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông
thôn. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của
Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận
thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ngoài những văn kiện của Đảng và Nhà nước, liên quan tới vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam còn có rất nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị, tiêu biểu như:
Công trình nghiên cứu: “Về phát triển kinh tế nông thôn nước ta hiện
nay” của tác giả Nguyễn Đăng Chất Chủ biên, do Nxb Nông nghiệp ấn hành
năm 1994, đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng liên quan những vấn đề
cơ bản trong quản lý và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn sau đổi mới
như: Hệ thống chính sách nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn, đầu tư, các
giải pháp kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp…
Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003. Đây là công
trình nghiên cứu dài hơi, công phu của tác giả với những phân tích có tính
thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm. Công
trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp,
nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề
đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Công trình nghiên cứu: “Giáo trình phát triển nông thôn” của tác giả
Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà đồng chủ biên do Nxb Nông nghiệp ấn
hành năm 2005 đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về kinh tế nông thôn, phát
triển kinh tế nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và môi trường
nông thôn. Đồng thời công trình công trình cũng khẳng định được vai trò, vị
trí của nhà nước và các tổ chức trong phát triển nông thôn Việt Nam.
Công trình nghiên cứu: “Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” - một
chiến lược phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa” của tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng (Nxb Nông nghiệp, 2006) đã khái quát hình ảnh khu vực
nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công trình cũng đưa
ra những phân tích, đánh giá có giá trị về Chương trình “Mỗi làng một nghề”
ở Việt Nam theo ảnh hưởng sự lan tỏa của phong trào “Mỗi làng một sản
phẩm” ở Nhật Bản.
Công trình: “Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả
Nguyễn Cao Chương (Nxb Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, 2012) là một trong những công trình mới nhất nghiên cứu về phát triển
kinh tế nông thôn. Bằng những luận cứ thuyết phục công trình đã cung cấp hệ
thống cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời
nêu ra được phương hướng phát triển cho khu vực kinh tế nông thôn còn
nhiều lạc hậu.
Những nghiên cứu về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
bước đầu có các nghiên cứu như:
Công trình nghiên cứu: “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý
luận và thực tiễn” do Vũ Văn Phúc chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, 2012)
là công trình nghiên cứu rất công phu của tập thể tác giả, ngoài những đánh
giá sâu sắc về thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam công trình còn
tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu có giá trị về mặt lý luận chung, kinh nghiệm
quốc tế về xây dựng nông thôn mới để rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Một trong những công trình mới nhất nghiên cứu về xây dựng nông
thôn mới là công trình nghiên cứu: “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 

gnoulney

New Member
Re: [Free] Phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Em đang cần tài liệu này, ad up lên giúp em với nhé!
Thank ad nhiều
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tại công ty phát triển kinh tế duyên hải (cofidec) Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top