king_death_2k8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Những vấn đề về lý luận về người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự. Thực trạng người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI TIẾN HÀNH
TỐ TỤNG TRONG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI
VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
8
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nguyên tắc hoạt động của người
tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các
vụ án hình sự
8
1.1.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân
8
1.1.2. Vị trí, vai trò của người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm
sát nhân dân đối với các vụ án hình sự
9
1.1.3. Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng của người tiến hành
tố tụng các vụ án hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân
11
1.2. Khái quát các quy định của pháp luật về người tiến hành tố
tụng các vụ án hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân từ
năm 1945 đến nay
17
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 17
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2002 21
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm nay 28
1.4. Mối quan hệ của người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm
sát nhân dân đối với các vụ án hình sự
321.4.1. Mối quan hệ trong nội bộ ngành Kiểm sát
1.4.1.1. Mối quan hệ trong cùng một Viện kiểm sát nhân dân
1.4.1.2. Mối quan hệ giữa các Viện kiểm sát với nhau
1.4.1.3. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát
quân sự
1.4.2. Mối quan hệ liên ngành
1.4.2.1. Mối quan hệ với cơ quan điều tra
1.4.2.2. Mối quan hệ với cơ quan Tòa án
Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN
HÌNH SỰ
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về người tiến hành
tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án
hình sự
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của Kiểm sát viên
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát
2.2. Thực trạng về người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân đối với các vụ án hình sự
2.2.1. Số lượng người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân
dân đối với các vụ án hình sự
2.2.2. Chất lượng người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự trong
Viện kiểm sát nhân dân
2.2.3. Việc tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Kiểm
sát viên, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân
2.3. Những kết quả đạt được của người tiến hành tố tụng các vụ
án hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân
2.3.1. Kết quả công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt
động tư pháp
2.3.1.1. Kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
2.3.1.2. Kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
2.3.2. Các vụ án Viện kiểm sát, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung
2.3.3. Các vụ án Viện kiểm sát phải đình chỉ
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
TRONG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC
VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1. Đổi mới về cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát, Kiểm sát viên
3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
3.3. Nâng cao trình độ, năng lực của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
3.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền
và sự phối hợp của các ngành liên quan trong hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân
3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và chế độ
chính sách đối với Kiểm sát viên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã
nhận thấy công cuộc cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của
cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan Viện kiểm sát nhân dân là một đòi hỏi
có tính cấp bách và chiến lược, nên đã xác định: "Viện kiểm sát nhân dân tập
trung thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp".
Điều này đã được tái khẳng định và làm rõ tại Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X: "Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ... thực hiện cơ chế
công tố gắn liền với hoạt động điều tra" [8].
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong
việc giải quyết các vụ án hình sự là hai chức năng quan trọng nhất của Viện
kiểm sát nhân dân, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không làm oan người vô tội, đồng
thời không để sót lọt tội phạm, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân…
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này, ngày 02/01/2002, Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó
nhấn mạnh:
Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp... Nâng
cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm
tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người
tham gia tố tụng khác. Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam
giữ, bảo đảm đúng pháp luật; Những trường hợp chưa cần bắt, tạm
giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ,
tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong
bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai
trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê
chuẩn của mình [5].
Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên, trong thời gian qua ngành
kiểm sát đã không ngừng nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, đặc biệt là việc giải quyết các vụ án hình sự. Kết quả cho
thấy, ngành Kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các các hoạt động tư pháp, góp phần không nhỏ vào công
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân
dân vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, như: việc Tòa án, Viện kiểm
sát phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại nhiều lần; việc bắt, tạm giữ,
tạm giam, thi hành án hình sự còn nhiều oan sai, đình chỉ vụ án vì bị can, bị
cáo không có tội…nhiều trường hợp viện kiểm sát đã phải bồi thường cho
người bị oan, sai theo Nghị quyết số 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên, trong đó
có nguyên nhân từ nhận thức, trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng
trong Viện kiểm sát nhân dân; từ các quy định của pháp luật có liên quan đến
địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, người tiến
hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân… Nhưng cho dù là nguyên nhân
nào, thì những hạn chế đó cũng mang lại hậu quả rất lớn, không những gây
ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị oan sai mà còn làm
mất uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng thời làm giảm lòng tin của
nhân dân đối với công lý và pháp luật
Trước tình hình đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những
vấn đề lý luận và thực tiễn về người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân đối các vụ án hình sự, từ đó đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý
luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của những người này trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự, không những có ý nghĩa lý luận - thực
tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là
lý do luận chứng cho việc chúng tui quyết định chọn đề tài "Người tiến hành
tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án hình sự " làm luận
văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và cả sau khi Bộ luật Tố tụng
hình sự 2003 ra đời, đã có một số công trình nghiên cứu về người tiến hành tố
tụng và cơ quan tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra như: Đề tài nghiên
cứu "Cơ quan điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên" của tác
giả Đỗ Ngọc Quang, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2000; Luận án tiến sĩ
Luật học của Đào Hữu Dân: "Mối quan hệ giữa Cơ quan cảnh sát điều tra với
Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự", 2006; nhưng chưa có một công
trình nghiên cứu riêng biệt và toàn diện về người tiến hành tố tụng các vụ án
hình sự trong Viện kiểm sát nhân dân.
Năm 2009, tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Trần Mạnh
Đông đã công bố luận văn thạc sĩvới đề tài: "Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát
viên trong quá trình tố tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải
cách tư pháp ở Việt Nam", nhưng luận văn này chỉ nghiên cứu về tăng thẩm
quyền của Kiểm sát viên theo Bộ luật Tố tụng hình sự trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự theo nội dung cải cách tư pháp. Ngoài ra, còn một số đề
tài nghiên cứu có liên quan, như đề tài nghiên cứu khoa học tại Trường đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát về: "Nâng cao chất lượng tranh tụng của
Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự" năm 2003; Luận văn thạc sĩ Luật học

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Người tiến hành tố tụng trong viện kiểm sát Nhân dân đối với các vụ án hình sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

gửi giúp mình link download của tài liệu này nhé
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R thực tiễn việc thay đổi người tiến hành tố tụng Luận văn Luật 0
L Người tiến hành tố tụng trong tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam: Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
S Người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra - những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 2
J Phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong tố Luận văn Luật 0
4 Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra : Luận văn Luận văn Luật 1
C Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra : Luận Luận văn Luật 0
B Tiểu luận Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và việc bả Tài liệu chưa phân loại 0
J Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tốt tụng, người tham gia tố tụng Tài liệu chưa phân loại 2
T Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và thực tiến áp dụng Tài liệu chưa phân loại 2
K [Free] Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng hình sự phục vụ v Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top