HEO_TAMYHU

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Khái quát sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nghiên cứu các quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Phân tích và làm rõ thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trang phụ bìa .......................................................................................
Lời cam đoan .......................................................................................
Mục lục .................................................................................................
Danh mục các bảng.................................................................................
Mở ĐầU.................................................................................................
Chương 1: một số VấN Đề CHUNG Về TộI xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp trong luật hình sự.........................................................................
1.1. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp và ý nghĩa của việc ghi nhận tội phạm này trong luật hình
sự Việt Nam .........................................................................................
1.1.1. Khái niệm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ........
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp ...............................................................................
1.1.3. ý nghĩa của việc ghi nhận tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam ..................................
1.2. Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam nói
chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp ..................................................................................
1.3. Điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bằng chế tài hình sự
1.3.1. Điều ước quốc tế đa phương ............................................
1.3.2. Điều ước quốc tế khu vực ................................................
1.3.3. Điều ước quốc tế song phương ........................................
1.3.4. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp bằng chế tài hình sự ...................................
Chương 2: Các quy định của luật hình sự việt nam hiện hành về tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp ..............................................................
2.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp ..................................................................................
2.1.1. Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp...
2.1.2. Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp ........................................................................................
2.1.3. Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ......
2.1.4. Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp ........................................................................................
2.2. Quy định về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp.........................................................................................
2.3. Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với một số tội
phạm khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ...............................................
2.3.1. Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với tội
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ..................................
2.3.2. Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với
các tội sản xuất, buôn bán hàng giả ............................................
2.3.3. Phân biệt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với
tội vi phạm các quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp........................................................................
Chương 3: thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở việt nam
hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh
phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ...............................
3.1. Thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt
Nam hiện nay ......................................................................................
3.1.1. Tình hình xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và thực
tiễn xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp..................
3.1.2. Nguyên nhân của tình hình xâm phạm và thực tiễn xét xử
tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, xu hướng phát triển
tội phạm này trong thời gian tới .................................................
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh
phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .......................
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế - xã hội................
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp 74
3.2.3. Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý
nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh
phòng, chống tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .............
3.2.4. Nâng cao nhận thức của nhân dân về sở hữu công nghiệp
3.2.5. Phát triển hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp và trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................................
KếT luận................................................................................................
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO .......................................................
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà thế giới "tiếp tục có những biến đổi sâu sắc,
nền khoa học và nhất là khoa học công nghệ sẽ có bước phát triển nhảy vọt.
Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật và quan trọng trong quá trình
phát triển lực lượng sản xuất" [45]. Xu thế toàn cầu hóa (quốc tế hóa) đã trở
thành một xu thế khách quan, tất yếu lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia
và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với việc gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước ta
đang có những bước tiến đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bởi
lẽ đây là lĩnh vực phát triển hết sức năng động, nhạy cảm, mang tính chất đặc
thù và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Do vậy, vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở
hữu sở hữu công nghiệp - một trong những nội dung cơ bản của quyền sở hữu
trí tuệ là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước
phát triển một cách lành mạnh, hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể nảy sinh
của quá trình toàn cầu hóa.
Có thể nói, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung,
quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ở nước ta được bắt đầu từ thập
niên 80 của thế kỷ XX nhưng so với các nước phát triển trên thế giới
như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan thì chúng ta vẫn đi sau cả
một chặng đường dài (ở các nước này, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã
được điều chỉnh bằng pháp luật từ hàng trăm năm nay). Mặc dù thời gian gần
đây, nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản pháp luật để
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chẳng hạn như việc cho ra đời Luật chuyên biệt
về sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009) song đánh giá
một cách tổng quan thì pháp luật nước ta vẫn còn thiếu tính đồng bộ, chồng
chéo nên dẫn tới việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền
sở hữu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tượng vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp và các quyền tương đương khác diễn ra rất phổ biến, dưới
nhiều hình thức khác nhau mà chưa có cách nào ngăn chặn một cách hiệu quả.
Về phía chủ thể có đối tượng cần được bảo hộ, phần lớn lại chưa nhận thức
đẩy đủ, rõ ràng tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp nên đã có phần
lơi là, mất cảnh giác trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Mặt khác, nước ta đã tham gia cũng như ký kết nhiều hiệp ước đa
phương, song phương về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như: Công ước
Paris năm 1883 về sở hữu công nghiệp; Hiệp định về các khía cạnh liên quan
đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPS); Thoả
ước năm 1891 về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Hiệp định về hợp tác bằng
sáng chế (PTC) năm 1970; Hiệp định Việt Nam - Thuỵ Sĩ về sở hữu trí tuệ
ngày 7/7/1999; Thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản về việc triển
khai dự án IICA tài trợ cho lĩnh vực quản lý sở hữu công nghiệp tại Việt Nam
ngày 01/02/1999; Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 13/7/2000,
trong đó có đề cập đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… Ngoài ra, nước ta
còn tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực chẳng hạn như Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN …Do vậy, đòi hỏi quyền sở hữu
công nghiệp cần được quan tâm một cách thiết thực và đúng mức hơn nữa.
Bởi những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam” là cấp thiết cả về lý luận và
thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta về sở hữu trí tuệ,
đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các hành vi xâm phạm và tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục tiêu đưa đất nước ta hòa nhập nhanh
vào công cuộc hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lephuongmonday

New Member
Re: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

Huhu, link hỏng rồi bạn ơi. Cho mình xin link mới với. :( :( :(
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
T Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình Luận văn Luật 0
V Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu xét xử Luận văn Luật 2
K Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứ Luận văn Luật 1
K Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp - một số vấ Luận văn Luật 0
K Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
V Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa Luận văn Luật 0
T Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam Luận văn Luật 0
T Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp : Luận văn ThS. Luật: 60.38.40 Luận văn Luật 0
T Định tội danh với nhóm tội xâm phạm sở hữu tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010 : Luận văn ThS. Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top