si.roho

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Hoàng Bá Thịnh*
1. Định nghĩa Hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Trong điều 8 (Giải thích từ ngữ) của Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2000) có định nghĩa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, như sau:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: a) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b) giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c) giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hay tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Trong bài viết này, chúng tui xem vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nghĩa thứ nhất của thuật ngữ này, đó là hôn nhân “giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài”, và cũng giới hạn ở phạm vi hẹp hơn nữa: phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài (chứ không xem xét khía cạnh nam giới Việt Nam lấy vợ nước ngoài).
2. Dư luận xã hội và cuộc sống
Thuật ngữ dư luận xã hội (DLXH, tiếng Anh: Public Opinion) là thuật ngữ được dùng nhiều trong đời sống xã hội và trong một số ngành khoa học như xã hội học, tâm lý học xã hội, báo chí v.v.. dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội. Có thể hiểu rằng DLXH chính là một thành phần thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội và tính chất của nó bị quy định bởi tính chất các quan hệ kinh tế trong xã hội. Mặc dù vậy, với tư cách là một phần của thượng tầng kiến trúc, DLXH cũng có sự độc lập tương đối với hạ tầng cơ sở. Thí dụ, có những lúc DLXH lại tỏ ra bảo thủ hơn so với sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội, cũng có những lúc nó lại “đi nhanh hơn” so với hạ tầng xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về "dư luận xã hội", diển hình là một số định nghĩa sau. Theo nhà triết học cổ đại Socrat thì "dư luận xã hội" là cái gì đó nằm giữa sự mù quáng và nhận thức. Theo Kant: "dư luận xã hội" nằm ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin. Theo các tác giả hiện đại thì "dư luận xã hội" là ý kiến được đông đảo công chúng chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về DLXH sau đây. Đó là những ý kiến có tính chất phán xét, đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm giác có ý nghĩa với họ hay là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung.
Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư luận (ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác. Đơn vị xã hội này có thể là nhóm xã hội, tập đoàn hay hệ thống xã hội tùy theo cách tiếp cận.
Khách thể của dư luận xã hội: là vấn đề xã hội động chạm đến lợi ích chung hay là có ý nghĩa đối với các nhóm công chúng. Căn cứ của lợi ích chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây chính là các giá trị và chuẩn mực chung (Nguyễn Quý Thanh, 2005).
Các thuộc tính của dư luận xã hội: có năm thuộc tính cơ bản:
-Khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ đồng tình, phản đối, lưỡng lự, chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến. Người ta cũng có thể phân chia theo khuynh hướng tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu.
-Cường độ: thể hiện sức căng về ý kiến của mỗi khuynh hướng dư luận xã hội.
- Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội: theo các nhà xã hội học, đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U là biểu thị sự xung đột, hình chữ J là biểu thị sự thống nhất.
-Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư luận xã hội có dễ bị thay đổi hay không khi có những tác động bổ sung. Ví dụ như cung cấp thêm những thông tin mới.
- Sự tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 17- 21).
Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tác động đầu tiên của dư luận xã hội đối với chuẩn mực xã hội là tạo ra các chuẩn mực mới và loại bỏ các chuẩn mực lỗi thời. Sự ủng hộ sẽ tăng lên nếu như người dân nhận thức được hành vi đó phù hợp với trình độ phát triển cơ bản của xã hội, ngược lại hành vi đó vẫn bị coi là hành vi lệch lạc.
Trong trường hợp họ nhận thức được hành vi không phù hợp với định hướng phát triển cơ bản của xã hội thì hành vi đó tiếp tục bị phê phán và vẫn là hành vi lệch chuẩn.
Các chức năng của dư luận xã hội: đánh giá; điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; giáo dục; giám sát; tư vấn, phản biện; giải toả tâm lý – xã hội.
Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn tiếp nhận thông tin; 2) giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; 3) giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; 4) giai đoạn hình thành dư luận chung (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 27).
Các con đường hình thành dư luận xã hội. Chủ yếu có 2 con đường sau:1) Hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương tiện truyền thông đại chúng. 2) Hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh. Thông tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lý luận giá trị thặng dư được trình bày trong quyển I bộ Tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này đố Môn đại cương 0
M Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các d Văn hóa, Xã hội 2
C Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Văn hóa, Xã hội 0
P Tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức cấp xã Văn hóa, Xã hội 0
H Dư luận xã hội về chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập hiện nay Tâm lý học đại cương 2
D Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp d Tâm lý học đại cương 0
A Vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay Kinh tế chính trị 0
C Ảnh hưởng của mã mạng lớp vật lý tới dư lượng kênh trong mạng OFDM. Luận văn ThS. Công nghệ Điện tử Công nghệ thông tin 0
T Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
D Công Phương, người nổi tiếng phải quen với những "soi mói" của dư luận Nghệ thuật sống 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top