Link tải luận văn miễn phí cho ae
DANH MỤC VIẾT TẮT 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 6
1.1. Vài nét cơ bản về văn hóa doanh nghiệp 6
1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 8
1.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp dựa trên mô hình Denison 11
CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 15
2.1. Thông tin chung về công ty 15
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 15
2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 16
2.3.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay 16
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty 16
2.3.3. Các sản phẩm chủ yếu của công ty 17
CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 20
3.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty 20
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu 20
3.1.2. Phương pháp khảo sát thực tế 36
3.1.4. So sánh văn hóa doanh nghiệp công ty trước và sau tái cấu trúc 41
3.2. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của công ty 42
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 44
4.1. Định hướng phát triển của Công ty 44
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam 45
4.2.1. Nâng cao khả năng thích ứng 45
4.2.2. Cải thiện tính nhất quán 46
4.2.3. Thiết lập hệ thống sứ mệnh rộng rãi trong công ty 46
4.2.4. Nâng cao mức độ tham gia của nhân viên 47
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với đó là sự gia tăng các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ số lượng các doanh nghiệp tăng một cách nhanh chóng mà còn là sự trưởng thành và lớn mạnh của một phần doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sự phát triển đề thi thử thpt quốc gia 2016 còn mang tính nhỏ, lẻ, thiếu ổn định và bền vững. Các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh doanh riêng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực còn có sự giao lưu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc của doanh nghiệp. Nhu cầu của con người cũng chuyển sang chú trọng tới mặt giá trị văn hoá. Cạnh tranh bằng kỹ thuật trong thời đại thế giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của công nghệ kỹ thuật. Thay vào đó là vai trò then chốt của văn hoá doanh nghiệp trong cạnh tranh bởi lẽ khác với kỹ thuật, văn hoá doanh nghiệp rất khó hay không thể bắt chước được toàn bộ, nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp. Văn hóa mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần lớn định hình tính cách, phong thái của những con người trong doanh nghiệp. Một công ty với văn hóa nhiệt tình, trách nhiệm sáng tạo hay trì trệ, ỉ lại của các cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, hưng thịnh hay thoái lui của một công ty.
Ngày nay, tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Công nghệ thông tin trở thành một ngành đầy quyền năng và được toàn xã hội chú ý. Đây chính là một thử thách lớn hay cơ hội lớn của các công ty truyền thông. Điều này phụ thuộc vào chính công ty đó. Vậy văn hóa doanh nghiệp phải như thế nào để công ty truyền thông hoạt động trong một môi trường chuyên biệt, khắc nghiệt yêu cầu năng động, sáng tạo, chủ động mà vẫn rất cần sự trách nhiệm, kết nối của mỗi cá nhân ? Để trả lời cho câu hỏi này tui đã chọn để tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam” với mục đích giúp cả nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu sâu về văn hóa doanh nghiệp, cũng như văn hóa doanh nghiệp của một công ty cụ thể.
Nội dung của đồ án tốt nghiệp được trình bày theo ba chương như sau:
• CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
• CHƯỜNG II - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
• CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
• CHƯƠNG IV – GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Vài nét cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm không lạ với mọi người. Chúng ta đều đồng ý là nó tồn tại, chúng ta đều khẳng định nó rất quan trọng. Nhưng lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp là gì ?
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)
Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá công ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”
Như vậy : Văn hóa doanh nghiệp thể hiện được những nhu cầu, mục đích và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp có được màu sắc riêng, tức là nhân cách hóa doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất của VHDN là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận.
1.1.2. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh...
• Giảm xung đột
Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
• Điều phối và kiểm soát
Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
• Tạo động lực làm việc
Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm.Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

• Lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn, thoái lui, hay phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Văn hóa doanh nghiệp đã vượt ra là một tài sản của doanh nghiệp mà còn là một công cụ quyền năng cho các nhà quản trị.
1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có cả biểu hiện hữu hình và vô hình. Một số biểu hiện rất dễ quan sát, đó là lớp bề nổi của văn hóa (cấu trúc hữu hình) còn phần lõi có ảnh hưởng sâu và mạnh hơn rất nhiều ( cấu trúc vô hình)
1.2.1. Lớp bề nổi của VHDN: Biểu hiện hữu hình
• Kiến trúc đặc trưng :
Các vật thể hữu hình (như tòa nhà làm viêc, văn phòng, bàn ghế, tài liệu...) là môi trường mà nhân viên làm việc. Chúng là nhân tố duy trì và có ảnh hưởng trực tiếp lên cách thức giao tiếp,phong cách làm việc, cách ra quyết định, phong cách giao tiếp và đối xử với nhau.
Cũng có khi một linh vật biểu thị giá trị của tổ chức hay một biểu tượng cho phương châm chiến lược cũng là một trong những kiến trúc đặc trưng của tổ chức.
• Phong trào, nghi lễ, nghi thức:
Đây là những hoạt động tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu.



• Giai thoại:
Câu truyện truyền miệng hay người hùng của tổ chức. Những giai thoại này chính là nguồn động viên, tấm gương cho các nhân viên, giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn.
• Logo:
Biểu tượng linh hồn của toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của 1 doanh nghiệp. Logo càng dễ nhận biết, càng gây ấn tượng sẽ càng tốt cho cả việc quảng cáo và giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
• Đồng phục:
Thể hiện tính thống nhất, đoàn kết của một doanh nghiệp
• Ngôn ngữ, khẩu hiệu :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Pain2808

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần truyền thông Việt Nam

bạn ơi cho mình xin tài liệu này với ạ
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top