Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu
vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng
điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh này,
nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và
điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa
khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước.
Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với điều
kiện kinh tế thị trường. Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết
tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng trong giai
đoạn sắp tới. Như chúng ta đã biết, nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể
xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng - xã là thực thể xã hội
cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tập trung cư dân nông thôn.
Trong biến thiên lịch sử, làng xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó,
nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến văn hóa làng – xã và sự biến đổi của nó
trong sự phát triển của đất nước.
Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất
và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay, phát huy những giá trị văn hóa làng - xã, kết hợp với những yếu tố hiện đại của
cuộc vận động xây dựng làng văn hóa thực chất là quá trình “tiếp biến văn hóa”, là
quy luật vận động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa và phát triển
truyền thống văn hóa dân tộc.
Mặt trái của kinh tế thị trường đang làm biến đổi cũng như có nguy cơ phá
vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những
nơi bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực
dụng... Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng
tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng”, tệ cường hào ở nông thôn
lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng
và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo
văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất
và có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. “Cây đa, bến nước, sân đình”
- hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội
đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu
hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan.
Chính vì lẽ đó, việc xây dựng văn hóa làng - xã là nhằm bảo vệ và phát huy các
giá trị của dân tộc Việt Nam và phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng - xã vừa là
kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm
cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống
và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và chỉ khi đó văn hóa làng - xã mới
thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, dẫn tới sự biến đổi
trong điều kiện kinh tế thị trường, làm động lực phát triển của xã hội Việt Nam.
Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu “Văn hóa làng – xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên)” làm luận văn, nhằm
nhận diện và phân tích rõ hơn sự hình thành và vai trò của văn hóa làng - xã ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Hưng Yên nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài làng - xã cổ truyền hầu như không được bất cứ một cuốn sử chính
thức của một vương triều nào đề cập đến. Tuy nhiên nếu khảo sát thật kỹ các bộ sử
cũ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, Đại Nam thực lục… cũng có thể tìm được một số thông tin liên quan đến làng
xã dưưới góc độ cơ cấu tổ chức, luật pháp, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội.
Bên cạnh các bộ chính sử, nguồn tư liệu hết sức quan trọng là các ghi chép hay các
công trình khảo cứu của các học giả lớn trước đây như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,
Phạm Đình Hổ, Ngô Cao Lãng… Điều đáng lưu ý là ở nước ta có một hệ thống
sách địa lý - lịch sử xuất hiện từ rất sớm như các bộ quốc chí (của Nguyễn Trãi,
Phan Huy Chú, Lê Quang Định, Nguyễn Văn Siêu, Quốc sử quán triều Nguyễn…),
các bộ khu vực và tỉnh chí (của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Khiếu Năng Tĩnh,
Ngô Giáp Đậu, Phạm Văn Thụ, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Bá Trác…), các bộ huyện chí
(củaNguyễn Thu, Hoàng Đăng Quýnh…), đặc biệt là các bộ xã chí (của Đặng Xuân
Viện, Lê Nhưng…), đã ghi chép khá cụ thể về địa lý, lịch sử, dân cư, văn hóa và lối
sống của mỗi làng xã.
Những ghi chép của thương nhân và giáo sĩ phương Tây từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XVIII; các tưư liệu về làng xã, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở các làng
xã của các viên quan đô hộ và học giả người Pháp thời kỳ Việt Nam dưới ách thống
trị của thực dân Pháp được lưu trữ ở các kho tư liệu Việt Nam và Pháp cũng là
nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu làng- xã Việt Nam cổ truyền và cận đại.
Nguồn tư liệu về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
nông thôn, nông nghiệp, nông dân, về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp… được
lưu trữ tại các kho lưu trữ Trung ương và các địa phương là cơ sở tư liệu quan trọng
để nghiên cứu làng xã Việt Nam hiện đại.
Nghiên cứu làng - xã Việt Nam càng ngược về thời kỳ xa xưa thì nguồn tư
liệu thư tịch đương đại càng cùng kiệt nàn và đơn điệu. Thời kỳ cận đại và hiện đại
càng ngày càng có nhiều sổ sách, công văn, giấy tờ, biên bản, văn bằng, chỉ thị,
nghị quyết, hóa đơn, chứng từ, số liệu thống kê... đưược tập hợp được tập hợp và
lưu trữ, nhưng ngay đến cả nguồn tư liệu này cũng không thể phản ánh hết được
cuộc sống thiên hình vạn trạng diễn ra ở làng quê. Vì thế, bên cạnh việc tập trung
khai thác triệt để các nguồn tư liệu thư tịch đương đại làm cái nhân, cái lõi cho công
trình nghiên cứu về làng xã của mình, nhà nghiên cứu không thể không tổ chức các
cuộc điều tra khảo sát thực địa để có thể bổ sung cho sự khuyết thiếu của nguồn tư
liệu thư tịch đương đại.
Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa
làng xã như: “Văn hóa làng và làng văn hóa” của Nguyễn Duy Quý, Thành Duy và
Vũ Ngọc Khánh; “Văn hóa làng và sự phát triển” của Nguyễn Duy Quý; “Làng xã
Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội” của Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi của
làng xã Việt Nam ngày nay” của Tô Duy Hợp; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top