Giorgio

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày những vấn đề có liên quan để làm cơ sở cho các phân tích trong những chương tiếp theo: định nghĩa trạng ngữ với tư cách là thành phần phụ của câu; đưa ra các tiêu chí phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác dễ nhầm lẫn trong câu. Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học: nghiên cứu cấu tạo của trạng ngữ và vị trí của nó khi xuất hiện trong mô hình cấu trúc câu. Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ nghĩa học: thu thập và tìm hiểu ý nghĩa của trạng ngữ và phân loại chúng vào theo các tiêu chí về nghĩa học. Nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ dụng học: khảo sát trạng ngữ trên bình diện dụng học, tức là sự tác động của trạng ngữ đối với việc bổ sung ý nghĩa cho câu trong giao tiếp, liên kết văn bản và hiệu quả giao tiếp.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Khi nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà
nghiên cứu đã xem xét trên rất nhiều các mặt, các khía cạnh khác nhau để
thấy được mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ với nhau, mối quan hệ
giữa tín hiệu với sự vật và mối quan hệ của tín hiệu với người dùng. Hay nói
cách khác, khi nghiên cứu ngôn ngữ, người ta thường nghiên cứu trên ba bình
diện kết học, nghĩa học, dụng học. "Ngữ dụng học được hiểu là dụng học vận
dụng vào ngôn ngữ học".
Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng để chỉ đơn vị
ngữ pháp lớn nhất là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp. Câu đơn được hiểu
là đơn vị được làm thành từ một mệnh đề, câu ghép thì được làm thành từ
hơn một mệnh đề. Và trong ngôn ngữ học, thuật ngữ “câu” vẫn được dùng
với cơ sở vẫn là mệnh đề.
Xưa nay, khi quan tâm tới cấu trúc câu và thành phần câu, các tác giả
đều có để ý đến cái thành tố cú pháp đứng đầu câu hay là đứng trước nòng
cốt câu. Tuy nhiên, xét cho kĩ không phải cứ đứng đầu câu thì mọi ngữ đoạn
đều giống nhau về “nghĩa” và “pháp”. Do những dụng ý khác nhau nên giả
thuyết về chúng cũng khác nhau. [Đinh Văn Đức – Lê Xuân Thọ, Tạp chí
ngôn ngữ học số 8/2005, tr. 13]
Câu bao gồm các rất nhiều thành phần và việc phân tách câu không
hẳn là đơn giản. Câu gồm nòng cốt câu và các thành phần phụ.Trạng ngữ
cũng là một thành phần phụ cần được bàn nhiều trong câu.
Thuật ngữ “trạng ngữ” rất quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt. Tuy nhiên, vạch rõ phạm vi của trạng ngữ cũng như nêu được những
tiêu chí hình thức thể hiện nó không phải là việc dễ làm. Trên thực tế, có rất
nhiều quan niệm khác nhau về trạng ngữ, vị trí của trạng ngữ trong câu và
các nghĩa biểu hiện của chúng.
Vấn đề của trạng ngữ được các tác giả Việt ngữ học nghiên cứu ở các
mặt sau:
- Vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu.
- Các phạm vi ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị.
- Ví trí của trạng ngữ trong mô hình tổ chức câu.
- Cấu tạo hình thức của trạng ngữ.
Các tác giả chỉ tạm thống nhất ý kiến với nhau ở mặt thứ 4, khi cho
rằng bất kì ngữ đoạn nào, có giới từ hay không có giới từ đi kèm đều có khả
năng đóng vai trò của trạng ngữ trong câu. [Nguyễn Văn Hiệp - Nguyễn
Minh Thuyết, 2004].
Về vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu, đa số các tác
giả đều cho rằng, trạng ngữ là một thành phần phụ của câu. [Hoàng Tuệ - Lê
Cận – Cù Đình Tú, 1962; Diệp Quang Ban, 1985, Nguyễn Kim Thản,
1964…].
Theo tác giả Cao Xuân Hạo, tổ chức cú pháp hình thức của tiếng Việt
chỉ có một mô hình duy nhất là Đề - Thuyết với các biến thể của nó. Đề lại
gồm hai loại là: chủ đề và khung đề. Theo đó, xét về hình thức, khung đề có
thể một chu ngữ hay giới ngữ, tức là một ngữ đoạn có một giới từ làm trung
tâm kèm theo một danh ngữ hay một động ngữ làm bổ ngữ cho nó, không
khác gì trạng ngữ.
Ví dụ:
- Mai tui đi chơi
- Dạonàytrời tối
Tác giả Trần Ngọc Thêm lại quan niệm, trạng ngữ có vai trò làm nòng
cốt trong kiểu câu có nòng cốt tồn tại: TR =>Vt – B.
Các tác giả của Giáo trình về Việt ngữ chỉ xếp vào trạng ngữ những
ngữ đoạn biểu thị ý nghĩa thời gian, không gian và cách thức kiểu như:
Ví dụ:
Hiện giờ, chị em đang rất lo lắng.
Các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội Việt
Nam dùng tên gọi “thành phần tình huống” thay cho “trạng ngữ” và quan
niệm: “Thành phần tình huống có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn,
hay về phương tiện, mục đích, hay về cách thức, trạng thái, … nói chung là
nghĩa tình huống”. [Ngữ pháp tiếng Việt, 1983].
Tác giả Diệp Quang Ban lại dùng thuật ngữ “bổ ngữ của câu” thay cho
tên gọi trạng ngữ.
Từ những dẫn chứng trên, ta thấy bức tranh về trạng ngữ hết sức đa
dạng, thiếu nhất quán.Và vấn đề gây tranh cãi là nhận thức trạng ngữ dựa vào
tiêu chí nào và phân biệt chúng ra sao với các thành phần còn lại trong câu.
Chúng tui chọn đề tài nghiên cứu: Khảo sát trạng ngữ trong tiếng
Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác
phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945), để làm rõ các tiêu chí nhận thức
trạng ngữ và phân biệt trạng ngữ thế nào với các thành phần còn lại trong
câu. Đề tài dựa theo quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết,
khảo sát trạng ngữ trên các cứ liệu văn học đã chọn và phân loại chúng theo
tiêu chí hình thức và ngữ nghĩa.
2. Mục đích của luận văn
Khi bàn về vấn đề trạng ngữ, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu,
chúng tui nhận thấy, có quá nhiều quan điểm, ý kiến về trạng ngữ, vai trò và
phạm vi của nó. Tuy nhiên, điều đó càng cho thấy sự thiếu nhất quán trong
việc đưa ra một cái nhìn chung nhất về khái niệm này.
Tuy có khá nhiều quan niệm khác nhau, song hầu hết các nhà nghiên
cứu mới chỉ tập trung vào việc phân loại trạng ngữ, vị trí của trạng ngữ mà
chưa đưa ra được tiêu chí hình thức nào cho việc nhận diện và phân biệt nó
với các thành phần còn lại của câu.
Vì thế, mục đích của luận văn là đi sâu phân tích và làm rõ những đặc
điểm hình thức để nhận diện và phân biệt trạng ngữ với các thành phần còn
lại trong câu với tư cách là thành phần phụ của câu thông qua việc khảo sát
các kiểu loại trạng ngữ trong tiếng Việt trên cứ liệu các tác phẩm văn học đã
lựa chọn của đề tài. Cũng từ những khảo sát đó để thấy được các kiểu loại
trạng ngữ đa dạng trong tiếng Việt và phân loại chúng một cách chính xác
triệt để.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là những câu có trạng ngữ. Tuy nhiên, về các
câu có trạng ngữ rất phong phú và đa dạng, được sử dụng hầu hết và chiếm
đại đa số trong các câu của văn bản, vì thế, chúng tui chỉ tiến hành khảo sát,
nghiên cứu những trường hợp tiêu biểu, phổ biến, rõ nét nhất về các kiểu loại
trạng ngữ khác nhau.
Chúng tui chủ trương nghiên cứu trạng ngữ trên một vài tác phẩm văn
học từ thời kỳ 1930-1945 của một số tác giả: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng
học.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamdiem08

New Member
Link bị lỗi rồi, bạn cho mình xin link khác được không? Mình đang rất cần. Thank bạn rất nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
C Điều tra hiện trạng canh tác xoài và khảo sát tình hình dịch hại trên xoài cát chu trong điều kiện x Kiến trúc, xây dựng 0
T Bước đầu khảo sát thực trạng dinh dưỡng của sinh viên trong khu vực ký túc xá Đại học An Giang Kiến trúc, xây dựng 2
C Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho khu côn Khoa học Tự nhiên 0
S Khảo sát hiện trạng vấn đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên hòa II Khoa học Tự nhiên 0
M Khảo sát một số vấn đề về thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH Điện Stanley Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát dịch truyền dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc má Y dược 0
D Khảo sát tình trạng dưỡng của bệnh nhân nằm viện và việc sử dụng dịch truyền dinh dưỡng ở khoa Thận Y dược 0
D Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát đau sau mổ tại Viện Nhi Trung ương Y dược 0
D Khảo sát thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn gpp trên địa bàn Hà nội năm 2016 Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top