Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU............................................................................................................... V
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CẤP HUYỆN VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG ................. 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CẤP HUYỆN ....................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện .......................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................................... 12
1.1.3. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ....................................................... 14
1.1.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện .......................................................... 14
1.1.5. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................ 26
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện............................ 27
1.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở MỘT SỐ
THÀNH PHỐ, THỊ XÃ TRỰC THUỘC TỈNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO
HUYỆN TÂN SƠN. .....................................................................................................28
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.. 28
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh......... 30
1.2.3. Bài học rút ra cho huyện Tân Sơn trong quản lý chi ngân sách nhà nước......................... 31
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ................................................................. 33
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ........................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................................... 35
2.1.3. Thực trạng chi ngân sách nhà nước huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.................................... 43
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN
SƠN, TỈNH PHÚ THỌ................................................................................................49
2.2.1. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản....................................................................................... 49
2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên .................................................................................... 53
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý chi
ngân sách của huyện Tân Sơn.......................................................................................................... 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ.......................................................................58

2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ........................................................................................................................................ 58
2.3.2 Những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân................................................................................................... 61
CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH
PHÚ THỌ............................................................................................................ 70
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ..........................................................70
3.1.1. Dự báo nhu cầu chi ngân sách nhà nước của huyện Tân Sơn............................................. 70
3.1.2. Định hướng ưu tiên chi ngân sách nhà nước của huyện Tân Sơn....................................... 71
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tân Sơn..................... 71
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ.......................................................................74
3.2.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện........... 74
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi ngân
sách nhà nước của huyện ................................................................................................................... 75
3.2.3. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước.............................. 78
3.2.4. Các giải pháp khác ................................................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 83

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là từ khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), quản lý nhà nước (QLNN) ở
lĩnh vực kinh tế là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Những năm qua,
trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái,
nền kinh tế Việt Nam mặc dù cũng gặp những khó khăn, thách thức nhất định
nhưng nói chung vẫn giữ được sự ổn định, duy trì được tăng trưởng khá, an sinh
xã hội được đảm bảo. Đạt được những kết quả đó là do sự kiên định của Đảng,
Nhà nước, nhân dân ta với con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ
nghĩa thì không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của nhà nước trong quản
lý và điều hành nền kinh tế. Nhà nước đã có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời
giúp cho nền kinh tế vượt qua những khó khăn, thách thức, duy trì tăng trưởng
kinh tế.
Một trong những công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết nền
kinh tế chính là ngân sách nhà nước (NSNN). Hoạt động quản lý ngân sách (NS) đã
có những bước cải cách, hoàn thiện và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận:
tăng cường tiềm lực tài chính đất nước; quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia;
xây dựng NSNN lành mạnh; thúc đẩy sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm,
hiệu quả; tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp
phần vào đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Đối với hệ thống ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước đóng
vai trò quan trọng, bởi đây là vấn đề nhạy cảm được toàn xã hội quan tâm, nếu thực
hiện không tốt công tác quản lý chi ngân sách sẽ dẫn đến hệ lụy như suy thoái về đạo
đức cán bộ, công chức quản lý, thất thoát tiền của nhà nước, đời sống xã hội gặp
nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách, xảy ra lãng phí, tiêu cực…Vì vậy, quản lý chặt
chẽ nguồn ngân sách nhà nước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
nhà nước.
Ngân sách huyện chính là một bộ phận cấu thành của NSNN và là
công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay cho thấy, quá trình quản lý NS các cấp, trong đó có cấp huyện,
thành phố, thị xã vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu
mà Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 đã đặt ra.
Tân Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, được thành lập và đi vào
hoạt động từ ngày 01/05/2007, với đặc thù là huyện đặc biệt khó khăn theo Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, đời sống nhân dân huyện Tân Sơn
chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ còn nhỏ
lẻ mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai, tự phát; nguồn thu và các khoản chi hoạt
động thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chi khác trên địa
bàn huyện vẫn chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp ngân sách của tỉnh. Do đó, việc
quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi NSNN, đảm bảo đáp ứng kịp
thời đầy đủ nhu cầu chi tiêu của các cấp chính quyền, tăng cường nhiệm vụ chi
đầu tư phát triển và các khoản chi đột xuất khác, giảm thiểu các hạn chế trong
quản lý chi ngân sách nhà nước là yêu cầu và đòi hỏi tất yếu đối với các cơ quan
quản lý và sử dụng ngân sách nói chung, huyện Tân Sơn nói riêng. Trong bối
cảnh chung đó, thực tế tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, công tác quản lý chi
ngân sách tuy đã được đi vào nề nếp, cơ bản đúng Luật NS tuy nhiên vẫn còn
tồn tại những vấn đề bất cập: Chi NS mặc dù đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu của
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn song hiệu quả ở một số lĩnh
vực cụ thể chưa cao, vẫn còn tình trạng chi vượt dự toán, thực hiện chi khi chưa
có đầy đủ căn cứ, chi sai chế độ…
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ KT-XH trong giai
đoạn 2010-2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Sơn lần thứ II đã đề
ra, một trong những yếu tố quan trọng là tăng cường quản lý chi NSNN; góp
phần tạo ra nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho huyện Tân Sơn.
Bản thân tui là một công chức công tác tại huyện Tân Sơn, trực tiếp tham
gia vào công tác thu chi ngân sách tại địa phương trong một thời gian tương đối
dài. Qua quá trình làm việc thực tế của bản thân cũng như thực tiễn tại địa
phương, trước đó cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu về quản lý chi NSNN
tại địa bàn huyện, tui lựa chọn đề tài “ Quản lý chi ngân sách nhà nước tại
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Quá trình tham khảo tài liệu để phục vụ quá trình nghiên cứu, đã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý chi NSNN như:
- Luận án tiến sỹ “ Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai
đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Phan Thị Thanh Hương, Học Viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên qua
Kho bạc nhà nước Khánh Hòa” của tác giả Đỗ Thị Thu Trang, Đại học Đà
Nẵng, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa
bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đinh Phương Liên, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước
trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương, Trường Đại
học kinh tế quốc dân, năm 2007.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh trong quản lý
NSNN nói chung, cũng như quản lý NSNN cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh nói riêng, đã đưa ra được thực trạng và những giải pháp cơ bản nhằm
hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu, chi NS trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ của tác giả Tô Thị Hiền đã khái quát được công tác quản lý
ngân sách cấp tỉnh nói riêng và từ đó rút ra những lý luận tương đối cơ bản về
quản lý thu chi ngân sách nói chung trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến
năm 2020.
Hai luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Phương Liên và Phan Thị Thanh
Hương cũng nghiên cứu về quản lý chi NSNN của thành phố trực thuộc tỉnh trên
từng địa bàn riêng biệt, tuy nhiên chưa đưa ra được một số vấn đề lý luận cụ thể

về quản lý chi NSNN cấp thành phố trực thuộc tỉnh và cấp huyện như: vai trò,
nguyên tắc, mục tiêu và mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Mặt khác, mỗi một địa
phương có một đặc thù khác nhau và trong từng giai đoạn phát triển KT-XH thì
nhiệm vụ quản lý chi NSNN cũng khác nhau. Xét riêng huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực quản lý chi NS.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là một vấn đề hoàn toàn mới, thực sự cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN của địa
phương nói chung và của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện; đánh giá thực trạng công tác quản lý chi
NSNN huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị
để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN huyện Tân Sơn trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp huyện.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình công tác quản lý chi NSNN
huyện Tân Sơn cả về những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và nguyên
nhân.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện
Tân Sơn trong thời gian tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thực hiện tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
+ Thời gian: Dựa trên những tài liệu, số liệu về quản lý chi ngân sách nhà
nước đã được HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ phân cấp cho huyện Tân Sơn từ năm
2008 đến 2012.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước
về lĩnh vực ngân sách, mà cụ thể là quản lý chi NSNN.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh…
Sử dụng các bảng biểu so sánh để làm tăng tính trực quan và sức thuyết
phục của đề tài.
6. Dự kiến những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi
NSNN cấp huyện nói chung, cũng như các huyện cùng kiệt nói riêng.
- Phân tích, đánh giá rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Tân
Sơn.
- Đưa ra những đề xuất, giải pháp và kiến nghị đối với các cấp, các ngành
để hoàn thiện tốt hơn công tác quản lý chi NSNN cấp huyện nói chung và của
huyện Tân Sơn nói riêng trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển KT
XH của huyện Tân Sơn trong những năm tiếp theo.
- Tổng hợp, phân tích những đề xuất,giải pháp kiến nghị thành lý luận
chung đối với quản lý ngân sách cấp huyện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu bao gồm 3 chương, như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
và kinh nghiệm một địa phương
Chương II: Thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân
sách Nhà nước của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP
HUYỆN VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
* Khái niệm ngân sách nhà nước:
Trong lịch sử, thuật ngữ NSNN xuất hiện khi cách sản xuất tư bản
chủ nghĩa ra đời, nghĩa là khi nền sản xuất xã hội đã phát triển đến một giai đoạn
nhất định. Sự xuất hiện của phạm trù NSNN gắn liền với sự xuất hiện của nền
kinh tế hàng hóa và nhà nước. Chính vì vậy, NSNN vừa là một phạm trù kinh tế,
vừa mang bản chất chính trị.
Từ khi xuất hiện đến nay, xoay quanh khái niệm về NSNN vẫn còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Philip.E.Taylor: “Ngân sách nhà nước là chương trình tài chính chủ
yếu của Chính phủ, tập trung các dữ liệu thu và chi trong khoảng thời gian tài
khóa bao hàm các chương trình hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài
trợ cho các hoạt động ấy” [19, tr.8].
Các nhà xã hội học quan niệm, NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện huy động và chi tiêu các khoản
bằng tiền.
Theo Điều 1, Luật NSNN được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2, năm 2002: “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [18, tr.5].
Xét về biểu hiện bên ngoài, NSNN là một bản dự toán thu, chi bằng tiền
của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Xét về bản chất kinh tế: Bản chất kinh tế của NSNN là mối quan hệ về lợi
ích kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Mối quan hệ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khanh812

New Member
Mình đang làm luận văn chủ đề này. Nhờ ban quản trị úp lên! Cảm ơn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình Nông Lâm Thủy sản 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 1
D Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top