daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

ĐỀ TÀI : NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG NHÂN SINH
QUAN CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG XÃ
HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Qua hàng ngàn năm lịch sử, sống giữa 2 nền văn minh lớn của châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu nhiều giá trị của 2 nền văn minh ấy. Hơn nữa Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc vùng Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đó thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo qua hai con đường Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt và đường Đồng Cỏ, là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển trên đất nước này, đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý của Phật giáo Việt Nam cũng đã ảnh hưởng và ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này. Trong suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt nói trên.
Xã hội ngày nay, trong cơn lốc toàn cầu hoá đã cuốn con người vào đó và làm không ít người đánh mất chính bản thân mình. Quan niệm đậo đức, luân lý gia đình bị lung lay đến tận gốc rễ. Mải lo tranh quyền đoạt lợi khiến cho đầu óc con người trở nên u mê, ngu muội, không biết mình đang ở đâu, đang làm gì? Những khi tỉnh táo thì con người tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Mục đích của cuộc sống của mình là gì?.. Để giải quyết cỏc vấn đề trờn Phật giáo đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhõn sinh quan. Vậy nhân sinh quan là gì? Nhân: người, Sinh: sự sống, Quan: quan niệm. Nhân sinh quan: quan niệm về sự sộng của con người, sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người, nói văn vẻ hơn là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hoá trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Nhân sinh quan Phật giáo đã thể hiện triết lý độc đáo về sự giải thoát con người, tìm con đường “giải thoát” khỏi vòng luân hồi để đạt tới trạng thái Niết Bàn, thể hiện khát vọng tự do, muốn thoát khỏi khổ đau, những bi kịch cuộc đời của con người, muốn được sống một cuộc sống vô lo vô ưu, sung sướng, đầy đủ của con người.
II/ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO.
1) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
ã Nguồn gốc của Phật giáo: Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI trớc công nguyên tại Ấn Độ, ngời sáng lập là thái tử Siddharta ( Tất Đạt Đa ).
Trong lịch sử phát triển của các hệ tư tưởng triết học xen lẫn với tôn giáo, có một thời kì là thời kì Balamôn, Phật giáo. Ở thời kì này, mặc dù kinh tế đã phát triển hơn trước, nhưng nó vẫn bị kìm hãm bởi tính chất tổ chức kiên cố của công xã nông thôn, bởi sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt và sự thống trị của nhà nước trung ương tập quyền.
Trong lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội, các trào lưu triết học, mà thực chất là các hệ tư tưởng của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, xuất hiện đa dạng nhưng chia thành 2 hệ thống chính đối lập nhau: chính thống và không chính thống. Hệ tư tưởng chính thống với thế giới quan duy tâm, tôn giáo của kinh Vêda và giáo lí Balamôn trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Nhưng hệ tư tưởng không chính thống với đạo Phật, đạo Jaina và phong trào đòi tự do tư tưởng, đòi bình đẳng xã hội ở vùng Đông ấn lại ăn sâu vào mọi tầng lớp nhân dân.
ã Người sáng lập
Vào rằm tháng 4, năm 623 trước cụng nguyờn tại vườn Lumbini (Lõm Tỳ Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), nơi hiện nay là vựng biờn giới giữa Nờpan và Ấn éộ, éức Phật Thích Ca đó giỏng sinh, làm Hoàng tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da) ở một vương quốc nhỏ của bộ tộc Sakya (Thớch Ca). Khi mới sinh ra Thỏi tử được vị éạo sư già Asita (A Tư éà) xem tướng, được tiên đoán tương lai sẽ tu chứng Phật quả, vỡ lũng từ thương xót chúng sanh mà truyền bỏ chỏnh phỏp trờn thế gian nầy.Thỏi Tử được nuụi nấng, dạy dỗ, giỏo dục một cỏch toàn diện . Vào tuổi 16, Thỏi tử cưới công chúa Yasodhara (Da du đà la)-con gái vua Suppahuddha (Thiện Giác), đứng đầu dũng họ Koliya. Và trong gần 13 năm, sau ngày cưới, Thỏi tử sống một cuộc đời hạnh phỳc trong nhung lụa, khụng biết gỡ tới mọi nỗi khổ và bất hạnh ở đời.
Nhưng với thời gian, do năng khiếu suy tư sâu sắc và lũng thương người bẩm sanh, được mắt thấy tai nghe về những nỗi đau khổ của con người, Thỏi tử quyết tõm xuất gia cầu đạo, tỡm con đường cứu khổ cho muụn loài .Ban đầu, Thỏi tử tới thụ giáo hai đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Sau đó, Thỏi tử đến Uruvela, thị trấn của Senàni tu khổ hạnh cựng với 5 người bạn. Sau 6 năm rũng ró, kiờn trỡ khổ hạnh ộp xỏc Ngài nghiệm thấy đây khụng phải là con đường thoỏt khổ và cứu khổ và quyết định ăn uống bỡnh thường trở lại. Năm người bạn đồng tu tưởng rằng Thỏi tử đó thoỏi chớ, bốn rời bỏ Thỏi tử. Ở lại một mỡnh, Thỏi tử quyết tõm tự mỡnh phấn đấu để chứng ngộ chõn lý tối hậu. Ngài lấy lại sức, nhờ uống bỏt sữa, do một thụn nữ tên là Sujata cúng, sau đó, Ngài tắm ở sụng Neranjara (Ni Liờn Thuyền). Tối đến, Ngài đến ngồi dưới gốc cõy Pippala-cõy Bồ đề, lặng lẽ vào thiền định, suy nghĩ trong 49 ngày đêm. Đến nửa đêm thứ 49, vào 8/12, giữa lỳc sao Mai mọc thỡ trong tõm Thỏi Tử tự nhiên đại ngộ, sạch hết phiền nóo, chứng ngộ chõn lý cứu kinh vô thượng và trở thành éức Phật, hiệu là Phật Thớch Ca Mõu Ni vào năm 35 tuổi.
Sau khi đã quyết định truyền bá đạo lí cứu khổ cho thế gian, Đức Phật nghĩ ngay tới 2 vị thầy cũ nhưng 2 ông đều đã qua đời. Đức Phật quyết định thuyết giáo lần đầu cho năm người bạn đồng tu xưa, và cùng họ trong suốt những năm còn lại của cuộc đời đi truyền bá tư tưởng của mình.Tới 80 tuổi, nhận thấy cơ duyên giáo hóa chúng sinh đó viờn món, tới lỳc vào Niết-bàn, Ngài liền thống lĩnh các đệ tử, du hành tới rừng Sa la, trờn bờ sụng Ni Liờn Nhó Bạt Đề để ban lời giỏo huấn cuối cựng. Núi kinh xong, Ngài lờn tũa thất bảo, nằm nghiêng sườn bờn phải, đầu gối về phớa Bắc, chõn duỗi về phương Nam, mặt ngoảnh về phớa Tõy, rồi vào Đại diệt độ, vào 15/2. Đã có những câu chuyện đã trở thành huyền thoại trong cuộc đời của Ngài như cảm hóa được một tướng cướp như Angulimala, nhận cơm của một dõm nữ như Ambapali... Và những điều đó, từ những việc nhỏ nhặt nhất cũng chứng tỏ lòng từ bi bác ái, khụng phõn biệt giàu sang, cùng kiệt hèn và đẳng cấp xó hội và đạo của Ngài.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top