Chào tất cả các Pro, Newbies... từ Gà con cho đến Quyền trượng. Ba ngày nay mình đã ngồi gặm khúc xương. cảm giác đây là khúc xương lạ quá nên mình chia sẻ để các bạn cho mình cách giải quyết:

Dong dài một tí: Mình có cái laptop Laptop Satelite Toshiba C850D mua từ Canada dùng từ 2 tháng nay. Máy cài windows 8 bản quyền và mình chưa cài thêm gì ngoài Chrome và vài phần mềm vặt và cũng ít sử dụng (mình thích dùng cái Netbook cho gọn). Khi mới đem về máy chỉ có một ổ duy nhất (GPT) 500GB. Mình đã dùng windows để chia thành 2 ổ C (250GB), D (250GB). Tại sao lại chia như vậy? Đơn giản vì có vài file hệ thống chẳng hiểu sao nó lại nằm ở giữa ổ nên windows chỉ cho tách được đến đó.

Vấn đề từ đây. Mình đã tìm đủ mọi phần mềm defrag để dồn nén đĩa nhưng không thành công (files hệ thống chẳng chịu di chuyển). Dùng Arcronis (trong Win) thì nó không thao tác được trên ổ GPT. Tình cờ mình tìm được phần mềm chia được GPT, thế là mình liền dùng nó để chia ổ C thành 100GB và 150GB. Chương trình làm việc ngoài windows và việc chia chác hoàn toàn êm đẹp. Chỉ đến khi khởi động lại thì máy báo lỗi rồi tự khỏi động lại rồi báo lỗi.

đánh giá là chuyện nhỏ, mình recovery thì mới tá hỏa khi Toshiba không tìm thấy ổ Recovery trong máy (đĩa recovery thì không có).

Chưa đánh giá mức độ nghiêm trọng, mình chỉnh Bios theo thứ tự USB rồi CD/DVD first boot và dùng USB boot đa năng (chạy được cho GPT), Hiren boot từ... đời cô Lựu cho đến 15.2, CD/DVD cài đặt từ WinXP, windows 7 đến windows 8, windows 8 Pro... thì máy chỉ chạy Checking Media và trả kết quả là Failed. Hoàn toàn không boot được.

Mình đã trao đổi với các bạn thuộc dạng chuyên viên, chuyên gia thì đều nhận cái lắc đầu: chưa gặp bao giờ.

Những ngày qua mình tạo USB boot cho windows 8 và đã thử thành công trên các máy khác nhưng máy mình thì hoàn toàn nhận được dòng Media checking (Failed)

Mình vào Bios định chỉnh UEFI về boot truyền thống thì thấy dòng UEFI bị mờ đi.

Do đó mình lập topic này, các bạn có cao kiến gì (hay đã trải qua) giúp mình (dĩ nhiên cuối cùng mình sẽ đem đến cho các bạn của mình xử lí hay đem đến trạm bảo hành). Xin đừng chém gió và đừng nêu những cái thuộc Tin học cơ bản. Thanks!
 

ducon.congnuong

New Member
setup bios có dòng Boot Decevice bị disable ko.

load defaul bios

trước gặp 1 con sony cũng tương tự,chỉ biết có vậy

up xem cao nhân nào vào giúp(thử post sang voz xem sao bên đây nhiều cao thủ lăm)
 

hermione_1010

New Member
Chào tất cả các Pro, Newbies... từ Gà con cho đến Quyền trượng. Ba ngày nay mình đã ngồi gặm khúc xương. cảm giác đây là khúc xương lạ quá nên mình chia sẻ để các bạn cho mình cách giải quyết:

Dong dài một tí: Mình có cái laptop Laptop Satelite Toshiba C850D mua từ Canada dùng từ 2 tháng nay. Máy cài windows 8 bản quyền và mình chưa cài thêm gì ngoài Chrome và vài phần mềm vặt và cũng ít sử dụng (mình thích dùng cái Netbook cho gọn). Khi mới đem về máy chỉ có một ổ duy nhất (GPT) 500GB. Mình đã dùng windows để chia thành 2 ổ C (250GB), D (250GB). Tại sao lại chia như vậy? Đơn giản vì có vài file hệ thống chẳng hiểu sao nó lại nằm ở giữa ổ nên windows chỉ cho tách được đến đó.

Vấn đề từ đây. Mình đã tìm đủ mọi phần mềm defrag để dồn nén đĩa nhưng không thành công (files hệ thống chẳng chịu di chuyển). Dùng Arcronis (trong Win) thì nó không thao tác được trên ổ GPT. Tình cờ mình tìm được phần mềm chia được GPT, thế là mình liền dùng nó để chia ổ C thành 100GB và 150GB. Chương trình làm việc ngoài windows và việc chia chác hoàn toàn êm đẹp. Chỉ đến khi khởi động lại thì máy báo lỗi rồi tự khỏi động lại rồi báo lỗi.

đánh giá là chuyện nhỏ, mình recovery thì mới tá hỏa khi Toshiba không tìm thấy ổ Recovery trong máy (đĩa recovery thì không có).

Chưa đánh giá mức độ nghiêm trọng, mình chỉnh Bios theo thứ tự USB rồi CD/DVD first boot và dùng USB boot đa năng (chạy được cho GPT), Hiren boot từ... đời cô Lựu cho đến 15.2, CD/DVD cài đặt từ WinXP, windows 7 đến windows 8, windows 8 Pro... thì máy chỉ chạy Checking Media và trả kết quả là Failed. Hoàn toàn không boot được.

Mình đã trao đổi với các bạn thuộc dạng chuyên viên, chuyên gia thì đều nhận cái lắc đầu: chưa gặp bao giờ.

Những ngày qua mình tạo USB boot cho windows 8 và đã thử thành công trên các máy khác nhưng máy mình thì hoàn toàn nhận được dòng Media checking (Failed)

Mình vào Bios định chỉnh UEFI về boot truyền thống thì thấy dòng UEFI bị mờ đi.

Do đó mình lập topic này, các bạn có cao kiến gì (hay đã trải qua) giúp mình (dĩ nhiên cuối cùng mình sẽ đem đến cho các bạn của mình xử lí hay đem đến trạm bảo hành). Xin đừng chém gió và đừng nêu những cái thuộc Tin học cơ bản. Thanks! Boot được tất mà bạn, chỉ với 1 usb.
 

vtb_thuan

New Member
Cám ơn, tất cả những cái thuộc về Bios mình đâu có lạ gì. Chính mình đã dùng cách gọi ngay menu boot (F12) và chọn từng cái, thử tan nát hết rồi. Nó vào đúng thiết bị boot nhưng báo lỗi Checking Media (Failed)- mặc dù những cái này rất tốt.
 

Giles

New Member
Thank các bạn đã quan tâm (dù chưa tìm được cách nào khả dĩ để góp ý với mình). Mình rất vui khi qua vấn đề của mình mình tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích, rút được nhiều bài học về UEFI và GPT. Qua đây mình cũng rút được kinh nghiệm cài thêm windows XP hay windows 7 trên máy đã xuất xưởng với UEFI boot trên ổ GPT (dù chỉ mới là í tưởng).

Mình đã tìm được nguyên nhân và giải quyết được một phần- máy không boot được và không thể cài được windows 8 64bit từ chính đĩa cài đặt:

1. Microsoft đã qui định những máy chạy cả Legacy và UEFI Boot được cài windows 8 khi bán phải có Security Enable và UEFI được set mặc định. Chính vì vậy mà dòng chỉnh UEFT bị mờ đi. Chỉ cần vào Security Disable thì Boot sẽ cho ta chọn Legacy (CSM) thay vì UEFI và vậy là xong, boot bằng cái gì cũng được .

2. Boot được xong lại nãy sinh vấn đề khác. Boot từ Legacy lại không cài được trên ổ GPT đương nhiên là không thể ghost. Chẳng thể chuyển từ chuẩn GPT sang MBR. Mình đang có hướng giải quyết là dùng Fedora USB để boot thẳng từ UEFI nhưng chưa thực hiện.

3. Một vấn đề nghiêm trọng nhất là khi mình chia lại ổ C bằng phần mềm khi windows 8 đã không cho chia bằng Disk Manager như mình đã nói ở trên thì chẳng hiểu có bất đồng gì giữa phần mềm và windows mà giờ tất cả các partition của mình đều bị windows 8... lắc đầu (không cho chọn), dung lượng trống thì báo bằng 0, tất cả các thao tác trên partition đều bị vô hiệu hóa (delete, format, convert...). Cái này mới nan giải đây. Mình cũng định xử lí khi dùng Fedora.

Chỉ một cái ngu thôi học được biết bao bài học, mình chẳng buồn tí nào cả ngược lại còn... khoái... Nếu ta sở hữu một máy mà không có vấn đề gì thì làm sao mà tích lũy kinh nghiệm được phải không các bạn... hiền?
 
Có chuyện để nói:

1. Hôm nay nhân dịp trời mát mẻ vì có trận mưa đầu mùa mình quyết định xách máy lại tiệm. Trước nhất mình lại tiệm đứng hàng thứ 2 của tỉnh mình. Nghe trình bày bịnh của máy, một kĩ thuật viên đưa ngay đĩa boot vào nhấn liên tục F12 và chọn CD/DVD boot (cũng rành hén!). Khi dòng chữ Checking Media (Failed) xuất hiện anh ta... hết cười. Quay sang Recovery và bắt đầu... mếu. Tiếp tục vào Bios chỉnh chỉnh, rồi dùng USB boot, rồi đĩa cài đặt windows 7 (dĩ nhiên là tham khảo ý kiến của mình), rồi windows 8... rồi bó tay... Anh ta vào trong nói với chủ tiệm và chủ tiệm cũng chỉnh chỉnh rồi kết luận: Máy anh không boot được gì hết, sao vậy? Mình chỉ cười, cám ơn, giải thích sơ qua rồi... đem máy đến tiệm lớn nhất. Tại đây vẫn những thao tác cơ bản. Vì muốn giải quyết nên mình chỉnh cách vào boot ( các bạn nhớ nhé! Phải tắt security rồi mới chỉnh sang UEFI Boot truyền thống-Legacy (CSM) được). Nhưng cuối cùng chẳng làm gì được trên các partition, mình đành xách máy về.

2. Về nhà, mình dùng USB boot do mình tạo và dùng các cách có thể, cuối cùng cũng delete được tất cả các partition và cài lại windows 8 Pro 64 bit vẫn theo chuẩn GPT và set lại UEFI. Từ lúc ấn nút khởi động đến khi vào Start chỉ mất có 8 giây.

Một bài học kinh nghiệm rất nhiều mà chẳng mất gì. Mình post để thông tin cho các bạn đang theo dõi và mình khuyên các bạn chớ vội dùng phần mềm chia partition windows 8 bản quyền được cài theo chuẩn GPT để tránh gặp lỗi như mình. Rất khó xử lí đấy!
 

johnnguyen2512

New Member
Thank bạn tuainhan đã chỉ ra những kinh nghiệm rất hữu ích cho anh em trong diễn đàn. Vấn đề mà bạn đề cập mình đã gặp và đã xử lý thành công trên một số dòng máy Sony Vio, Toshiba ... thế hệ mới, được cài Windows 8 bản quyền xử dụng công nghệ đĩa chuẩn GPT (khởi động nhanh hơn chuẩn củ MBR). Ở đây có 2 vấn đề cần giải quyết cho bạn nào muốn cài lại máy và muốn sử dụng bản Windows khác ngoài windows 8.

1. Cài lại máy: Boot từ đĩa cd setup hay USB boot có tích hợp Windows. Vấn đề này bạn tuainhan đã đề cập (Trong Bios - Chuyển Security Boot từ Enabled sang Disable, sau đó chuyển chuẩn đĩa từ UEFI sang Legacy CSM hay AHCI). Nếu không chuyển sang chế độ này bạn sẽ không thể nào boot được từ CD hay USB.

2. Chuyển đĩa từ chuẩn GPT sang MBR: Chắc hẳn các bạn còn nhớ Ontrack Disk Manager chứ nhĩ, công cụ fdisk theo dạng ... cắt cổ cực kỳ mạnh và chuẩn mực. Boot từ đĩa Hirent boot đời cổ còn tool Ontrack Disk Manager, vào phần Master boot chọn mục Write Master Boot để trả về chuẩn MBR, sau đó tiến hành fdisk lại như bình thường (nhớ là khi fdisk bằng anh chàng này là tất cả dữ liệu sẽ đi toi hết đấy nhé). Bây giờ các bạn có thể thỏai mái cài windows gì theo ý muốn tùy theo đời máy của mình. Chúc các bạn vui vẽ!
 

hoangyen_tyt91

New Member
Thank bạn ngoclinhrpc nhiều. Viết tiếp theo bài của bạn:

- Vì HDD của mình đã bị lỗi GPT nên các đĩa cài đặt vào đến phần chọn partition thì... ngáo vì các partition đều không có dung lượng trống và các tùy chọn đều mờ đi. Các phần mềm chuyển đổi cũng vậy thôi. Bạn biết không máy mới dùng có 2 tháng mà mình dám phá tem, gỡ HDD gắn vào box rồi cắm vào máy dùng windows 8 64 bit GPT vậy mà cũng chẳng làm gì được trong disk manager. Cuối cùng dùng Fedora thì nó cho thao tác trên unallocated được tách ra từ ổ C nhưng các ổ khác thì vẫn không chạm đến, chỉ cần có bấy nhiêu thôi đủ để mình dùng đĩa cài đặt windows XP 64 bit xử lí tất các partiton còn lại. Sau đó thì dễ rồi, mình dùng windows 8 pro 64bit để tạo lại partiton GPT và cài đặt. Bởi vậy mình nói rất vui vì tích lũy thêm bao nhiêu là kinh nghiệm.

- Càng vui hơn nữa khi mình dùng Recuva sau hơn 3 giờ truy quét nó phục hồi cho mình 100% dữ liệu trên ổ D. Dữ liệu thì chẳng có gì cần phục hồi nhưng quan trọng nhất là mình lấy lại được file ghost mình tạo cho máy trong đó mình thích nhất là phần mềm hỗ trợ của Toshiba, nó tự update những gì cần thiết cho máy. Hôm rồi nó vừa update bios cho mình từ 6.0 lên 6.2.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top